Đề Cương Công Trình Cảng

1
7965
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Công Trình Cảng

Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Công Trình Cảng

Đề cương có nhiều công thức nên các bạn hãy tải đề cương về để xem chi tiết nhé!. Công thức và hình ảnh trong bản pdf. 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Tài Chính Tiền TệKinh tế Cảng


Câu 11: Trình bày về khái niệm bến tàu và công trình bến

Bến tàu.

Chức năng chủ yếu của cảng là vận chuyển hàng hóa từ vận tải thủy lên bờ hay ngược lại. Quá trình này được mô tả trên hình 1.2.

Hàng hóa có thể chuyển theo hai phương án

Quảng Cáo

– Phương án trực tiếp: Từ tàu thủy lên tàu hỏa (2) và ô tô (4) hoặc lên tàu sông (1).

– Phương án gián tiếp: Từ tàu thủy lên bãi (3) và kho (5); phân loại, xếp đống (6); chuyển tiếp lên tàu hỏa (7) và ô tô (8). Hàng hóa trên bờ đưa xuống tàu theo chiều ngược lại.

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 1_ 1 Sơ đồ bốc xếp hàng qua bến.

Toàn bộ các quá trình nói trên đều được thực hiện nhờ các dây chuyền bốc xếp hay là tuyến xếp dỡ bố trí trên bến. Bến không chỉ là phần công trình bến để cho tàu đỗ mà còn bao gồm các thiết bị xếp dỡ, kho bãi, hệ thống các công trình và trang bị kỹ thuật khác bảo đảm cho bến tàu thực hiện được chức năng xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.

Vậy bến là tập hợp công trình và thiết bị kỹ thuật của cảng để tiến hành công tãc xếp dỡ hàng hóa cho tàu.

Công trình bến

Là bộ phận quan trọng nhất trong số các công trình xây dựng của bến. Nó là gianh giới giữa khu đất và khu nước của cảng, tạo điều kiện tốt nhất cho tàu tiếp xúc với bờ, bảo đảm cho tàu neo đậu và bốc xếp hàng hóa đồng thời bảo đảm cho các thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận chuyển trên bến làm việc an toàn, thuận tiện.

Câu 12: Phân loại công trình bến theo vị trí của công trình đối với bờ

Tùy thuộc vào vị trí của công trình bến đối với bờ, có thể chia thành bến liền bờ, bến song song với bờ, bến nhô và bến vũng. Điều này đã được nêu trong phần quy hoạch cảng ở đây chỉ trình bày mang tính chất tóm lược.

– Bến liền bờ là công trình bến tiếp liền liên tục với bờ suốt cả tuyến bến, do đó tạo điều kiện thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng giữa tàu với các phương tiện vận tải trên bờ cũng như với kho bãi. Bến liền bờ là hình thức khá phổ biến trong các cảng biển cũng như cảng sông.

– Bến song song với bờ gồm có đường dẫn vài chục mét, có khi hàng kilômet và cầu chính được đặt nơi có đủ độ sâu tự nhiên. Số lượng đường dẫn có thể là một, hai hay ba bố trí thẳng góc hay xiên một góc nào đó với bờ. Công trình bến song song với bờ thường dùng cho các bến chuyên dụng hay bến có lượng hàng nhỏ

Câu 13: Nêu khái niệm và các bộ phận chính của công trình bến bệ cọc cao

Khái niệm.

Công trình bến bệ cọc cao gồm bệ cọc và nền cọc. Bệ cọc thường cách mặt đất một khoảng nào đó. Công trình bến bệ cọc cao có thể chịu được tải trọng và ổn định được là nhờ sức chống của nền cọc, chủ yếu là lực ma sát xung quanh cọc và một phần sức chống ở mũi cọc. Bệ cọc có nhiệm vụ chịu toàn bộ tải trọng phía trên và truyền tải trọng đó cho nền cọc, nền cọc tiếp nhận tải trọng do bệ cọc truyền xuống gồm tải trọng khai thác phía trên và trọng lượng bản thân bệ, … rồi truyền tải trọng này cho nền đất

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 8_ 1Cấu tạo công trình bến bệ cọc cao.
1-Bệ cọc; 2-Nền cọc; 3-Đá đổ gầm bến; 4-Công trình sau bến; 5-Tầng lọc ngược
6-Chân khay; 7-Kết cấu đỡ tàu; 8-Bích neo tàu; 9-Kết cấu đệm tàu

Câu 14: Nêu khái niệm và cấu tạo chung của công trình bến trọng lực

1) Công trình bến trọng lực là loại công trình thỏa mãn điều kiện ổn (chống lại được ngoại lực) nhờ vào trọng lượng bản thân công trình và phần lắp trên nó.

(2) Công trình bến trọng lực bao gồm có nhiều loại

– Khối xếp thông thường và khối xếp có khối giảm tải;

– Công trình bến trọng lực kiểu tường góc neo ngoài và neo trong;

– Công trình bến trọng lực kiểu thùng chìm, trục ống đường kính lớn.

(3) Công trình bến trọng lực được xây dựng ở những nơi địa chất tốt: nền đất chặt cứng ít lún, nền đá, đất cát chặt…

Cấu tạo chung

Công trình bến trọng lực gồm 4 bộ phận chính:

Kết cấu bên trên

Dùng để liên kết các khối của công trình chính lại với nhau. Tạo thành mặt phẳng phía trước bến cho tầu neo đậu dễ dàng đồng thời là nơi lắp đặt các thiết bị đệm tàu và khắc phục những thiếu sót khi thi công các khối xếp.

Kết cấu của kết cấu bên trên có thể là dầm mũ (đối với công trình bến trọng lực tường góc), tường góc nhỏ, hoặc các khối bê tông nhỏ được xây bằng vữa xi măng cát.

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 8_ 1 Các bộ phân công trình bến trọng lực.

Kết cấu chính của công trình:

Là phần chịu lực chính của công trình, được cấu tạo bởi các khối bê tông, các tường góc, trụ ống đường kính lớn hoặc kết cấu thùng chìm bằng bê tông cốt thép, thép trong công trình đây là bộ phận có trọng lượng lớn nhất quyết định sự ổn định của công trình dưới tác dụng của tải trọng ngoài.

Lớp đệm đá

Kết cấu được tạo bởi các viên đá hộc thả tự do tạo thành lớp đệm.

Nhiệm vụ:

– Tạo ra một mặt phẳng để đặt kết cấu chính công trình;

– Làm giảm áp lực do công trình truyền xuống đất nền;

– Bảo vệ nền đất dưới đáy công trình dưới tác dụng của sóng, dòng chảy, ảnh hưởng của chân vịt tầu;

– Tạo điều kiện cho nước phía sau công trình thoát ra phía trước dễ dàng;

– Tạo điều kiện cho công trình liên kết chặt chẽ với đất nền.

Đất lấp sau tường

Sử dụng đất cát hoặc đá hộc, cần chú ý xây dựng tầng lọc ngược để ngăn đất sau công trình trôi ra phía khu nước.

Câu 15: Nêu khái niệm và cấu tạo chung của công trình bến tường cọc 1 tầng neo

Ngoài các bộ phận chính như: dầm mũ, tường mặt, đất lấp sau tường ra công trình bến tường cọc một tầng neo còn có thêm hệ thống bao gồm: thanh neo và gốc neo.

Thanh neo.

Thường làm bằng gỗ, bê tông cốt thép tuy nhiên thông dụng nhất là sử dụng loại thanh neo bằng thép tròn. Đường kính và chiều dài thanh neo được xác định qua tính toán.

1) Khoảng cách giữa các thanh neo

la = n(b + D)

n – số cọc nằm giữa hai thanh neo;

b – Kích thước cọc theo phương dọc bến;

D – Khoảng cách giữa hai cọc:

Cọc BTCT tiết diện chữ nhật D=2¸5cm;

Cọc chữ T liên kết khoá D=0;

Cọc chữ Tt liên kết khác D=8¸10cm;

Cọc ván thép D=0.

2) Điểm gắn neo

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 5_ 1 Điểm gắn neo theo mặt cắt ngang.

– Theo mặt cắt ngang:

ha = (0,25¸0,35)cm;                                                                                           (5. 1)

(5. 2)

(5. 3)

Theo mặt bằng với cọc bê tông cốt thép hình chữ nhật thanh neo gắn với hai cọc, cọc chữ T thanh neo gắn vào sườn chữ T, cọc ống thanh neo bố trí vào giữa cọc, cọc ván thép thanh neo bố trí giữa cọc phía trong.

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 8_ 2 Cấu tạo công trình bến tường cọc không neo.

Gối neo

1) Bản neo:

Được sử dụng trong trường hợp khu đất đủ rộng để bố trí hệ thống neo và lực neo tác dụng lên tường mặt nhỏ. Bản neo gồm hai loại:

– Loại bản neo bằng BTCT sử dụng khi tường mặt là cọc BTCT;

– Loại bản neo thép sử dụng khi tường mặt bằng cọc và thép.

2) Cọc đơn, cọc chụm đôi

Nếu lực neo không lớn, khu đất phía sau hẹp có thể dùng loại cọc đơn hoặc cọc chụm đôi làm gối neo.

3) Tường cọc neo

Nếu lực neo lớn thì phải dùng tường neo, tường neo thường sử dụng khi tường mặt là cọc bê tông tiết diện chữ T, cọc ống. Tường neo cũng là giải pháp thích hợp khi khu đất phía sau hẹp.

Đề Cương Công Trình Cảng


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here