Đề Cương Công Trình Cảng

1
7938
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Công Trình Cảng

Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Công Trình Cảng

Đề cương có nhiều công thức nên các bạn hãy tải đề cương về để xem chi tiết nhé!. Công thức và hình ảnh trong bản pdf. 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Tài Chính Tiền TệKinh tế Cảng


Câu 6: Trình bày về trọng tải và sức chứa của tàu

Lượng chiếm nước của tàu (Displacement)

Lượng chiếm nước của tàu là trọng lượng của khối nước mà thân tàu chiếm chỗ tương ứng với một điều kiện khai thác nào đó. Người ta chia lượng chiếm nước của tàu thành hai loại đó là lượng chiếm nước khi đầy hàng và lượng chiếm nước khi không có hàng (D, Do).

Quảng Cáo

Trọng tải của tàu (Deadweight – DWT)

Chia thành hai loại:

+ Trọng tải (DWT; Dtp) hay trọng tải toàn phần của tàu là hiệu số giữa lượng chiếm nước khi đầy hàng và lượng chiếm nước khi không có hàng của tàu và được xác định theo công thức sau:

DWT = D – Do               (2-2)

+ Trọng tải thực chở của tàu (Deadweight cargo carrying capacity –  Dt) là khối lượng hàng hóa có thể chất lên tàu theo dấu chuyên chở, theo vùng và mùa vận hành, được xác định theo công thức:

Dt = Dtp – Gdtrữ – Gtvhlý               (2-3)

Trong đó:

Gdtrữ: Trọng lượng của các khoản dự trữ trong chuyến đi (T);

Gtvhlý: Trọng lượng của thuyền viên có kèm theo hành lý (T).

Sức chứa của tàu (dung tích của tàu)

– Dung tích toàn phần là toàn bộ dung tích bên trong của tàu gồm các khoang, hầm, kho, buồng….Đây là cơ sở cho việc tính lệ phí bến cảng, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu…Đơn vị là tấn đăng ký(Register Tonnage-RT, 1RT = 2,83m3).

– Dung tích thực chở của tàu là toàn bộ  dung tích bên trong của tàu phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa hay hành khách (Bằng dung tích toàn phần trừ đi dung tích của phần không chứa hàng). Đơn vị là tấn đăng ký(Register Tonnage-RT).

Câu 7: Trình bày cấu tạo, công dụng và yêu cầu khu nước của cảng

1. Cấu tạo và công dụng

Khi thiết kế qui hoạch cảng chúng ta phải tính toán đầy đủ kích thước các khu nước của cảng. Đối với cảng có đê chắn sóng thì giới hạn của khu nước được xác định bởi tuyến đê (gọi là khu nước bên trong).Với cảng sông không có đê chắn sóng thì giới hạn  khu nước bên trong được xác định bởi luồng chạy tàu chung.

Khu nước của cảng bao gồm các khu nước bộ phận: khu nước cho tàu neo đậu chờ đợi, khu nước cho tàu neo đậu bốc xếp hàng hoá giữa tàu với tàu, khu nước sát bến để cho tàu neo đậu bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ, khu nước để cho tàu giảm tốc độ quay vòng ra vào bến, khu nước để cho tàu đi lại.

Đối với cảng sông thường dùng các đoàn xà lan nên thường bố trí một khu thiết lập và một khu giải thể các đoàn xà lan.

2. Các yêu cầu chung của khu nước

– Khu nước của cảng cần có đủ kích thước để tàu đi lại, neo đậu, quay trở.

– Khu nước của cảng cần có đủ độ sâu cần thiết để tàu có thể đi lại, neo đậu, quay trở một cách thuận tiện, an toàn và nhanh chóng.

– Khu nước của cảng phải đảm bảo độ yên tĩnh về sóng, gió, dòng chảy.

– Điều kiện địa chất đáy thuận lợi cho việc thả neo hoặc phải xây dựng được các công trình neo đậu cần thiết.

– Phải đảm bảo ít bị bồi lắng bùn cát.

Câu 8: Trình bày cách xác định độ sâu và cao trình đáy khu nước của cảng biển

Chiều sâu khu nước của cảng là một đặc trưng kinh tế quan trọng được xác định dựa vào mớn nước của tàu. Việc xác định đúng đắn độ sâu của cảng sẽ làm giảm khối lượng nạo vét do đó làm giảm  chi phí đầu tư và khai thác của cảng.

1.Cảng biển

Công thức xác định độ sâu

Độ sâu khu nước cho tàu đi lại

HKN = T + DT      ;     DT    = DTv  +  DTk ;

DTv   =  z1 +  z2 +  z3 ;     DTk    =  z4 +  z5

=>  HKN = T + z1 +  z2 +  z3 + z4 +  z5         (3-1)

Độ sâu khu nước cho tàu neo đậu

Hb = T + z1 + z4 + z5                  (3-2)

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 3-1. Xác định độ sâu khu nước.

Trong đó:

T: mớn nước của tàu;

DT: dự trữ độ sâu dưới đáy tàu;

DTv: dự trữ độ sâu chạy tàu;

DTk:dự trữ độ sâu kĩ thuật.

z1: dự trữ độ sâu đảm bảo cho tàu quay trở được tự do, đảm bảo cho sự làm việc hữu hiệu của chân vịt và an toàn cho vỏ tàu đồng thời xét đến sự thay đổi mớn nước không đều do xếp dỡ hàng trên tàu. Giá trị của nó phụ thuộc vào chiều dài tàu, vật liệu vỏ tàu và điều kiện địa chất đáy,

z2: dự trữ độ sâu do sóng

Dưới tác dụng của sóng, thân tàu sẽ dao động thẳng đứng tạo nên sự nghiêng dọc làm tăng mớn nước khi ở mũi, khi ở lái do đó nếu không kể đến hiện tượng này sẽ có thể dẫn đến sự va chạm giữa vỏ tàu với đáy, giá trị của nó được xác định theo công thức sau:

z2 = 0,3 hs – z            (3-3)

hs: chiều cao sóng cho phép trong khu nước của cảng. Nếu z2 < 0 thì lấy z2 = 0

z3: dự trữ độ sâu kể đến hiện tượng tăng mớn nước khi tàu chuyển động, z3 phụ thuộc vào tốc độ tàu, chiều dài tàu, các hệ số hình dáng của tàu và tính cân bằng mớn nước của tàu khi ở trạng thái tĩnh.

z3 = Kcv. v   (m)              (3-4)

v   : vận tốc chạy tàu (km/h)

cv:  hệ số phụ thuộc vào chiều dài tàu

z4: dự trữ độ sâu bồi lắng của bùn cát. Giá trị của nó phụ thuộc vào tốc độ bồi lắng bùn cát và chu kì nạo vét. Tuy nhiên z4 ³ 0,5m là chiều dày tối thiểu của lớp bùn cát để việc nạo vét đạt hiệu quả kinh tế.

z5: dự trữ độ sâu kể đến hiện tượng nạo vét không đều. Giá trị của nó phụ thuộc vào phương tiện nạo vét.

  1. Xác định cao trình đáy khu nước của cảng

Xác định mực nước thấp thiết kế (MNTTK)

Để xác định được cao trình đáy khu nước và cao trình đáy bến sau khi đã tính được độ sâu khu nước, ta cần xác định được mực nước thấp thiết kế. Xác định đúng đắn MNTTK có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và khai thác của cảng vì nó liên quan đến thời gian chạy tàu và khối lượng nạo vét.

Tuỳ thuộc vào lượng tàu ra vào cảng mà lựa chọn cho phù hợp, với mật độ tàu ra vào lớn thì lấy mực nước có tần suất từ 90 ¸ 98%. Nếu mật độ tàu ra vào nhỏ thì có thể lấy tần suất bé hơn.

2) Xác định cao trình đáy khu nước và cao trình đáy bến

Sau khi xác định được độ sâu khu nước và độ sâu trước bến của cảng đồng thời xác định được MNTTK ta sẽ tính được cao trình đáy bến và cao trình đáy khu nước như sau

Ñđáy khu nước  =  ÑMN ( p% )           –      HKN                  (3-5)

Ñđáy bến           =  ÑMN ( p = 98% )      –      Hb                   (3-6)

Trong đó:

p%,p = 98%: mực nước tính toán ứng với tần suất p% và 98% của đường tần suất lũy tích mực nước hàng giờ được quan trắc trong nhiều năm.

Câu 9: Trình bày cách xác định khu nước cho tàu quay trở và neo đậu chơ đợi của Cảng biển

Khu nước cho tàu giảm tốc độ quay vòng vào bến (S1)

Khi đi qua cửa cảng, tàu cần phải chuyển động thẳng một quãng đường đủ dài để triệt tiêu quán tính. Thông thường chiều dài đoạn thẳng lấy là (L): L =  (3 ¸ 5) Lt

Sau khi triệt tiêu quán tính, tàu cần một diện tích đủ lớn để quay vòng có thể theo hình thức tự quay hoặc dùng tàu lai dắt, đường kính quay vòng (Dqv) được lấy như sau:

+  Tàu tự quay:   Dqv =  (3 ¸ 4) Lt

+  Dùng tàu lai:   Dqv  = 1,25Lt + 150m    ;   nếu Lt   200m

Dqv  = 2Lt                         ;   nếu Lt  >  200m

+  Dùng trụ quay:                     Dqv  =  (1,0 ¸ 1,5) Lt

S1 = LB  +                                                                 (3-12)

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 3-4. Vũng quay vòng của tàu

Khu nước cho tàu neo đậu chờ đợi (S3)

Mỗi một cảng đều phải cần khu nước chờ đợi để cho tàu đỗ tạm thời chờ đợi vào bến (vì bến bận, vì chờ đợi thuỷ triều, chờ đợi thủ tục, …) hoặc sau khi tàu bốc hàng xong tàu ra khỏi bến nhưng chưa thể đi khỏi cảng (vì thời tiết, thủ tục …). Ở những cảng lớn lượng tàu ra vào nhiều, khu nước rộng, người ta bố trí khu nước chờ đợi làm 2 vùng đó là vùng cho tàu đi vào cảng và đi khỏi cảng. Khu nước chờ đợi có thể bố trí ở trong hoặc ngoài đê chắn sóng tuỳ thuộc vào điều kiện sóng gió, để ở xa nơi bốc xếp hàng, ở cạnh luồng tàu ra vào cảng. Nếu neo đậu tàu dầu thì cần bố trí ở cuối hướng gió và hướng dòng chảy.

Diện tích khu nước này được xác định theo công thức:

S3 = nt’. s3                                                                      (3-18)

Trong đó:

nt’: số tàu đồng thời neo đậu trên khu nước chờ đợi và được xác định theo công thức:

(3-19)

Qn: lượng hàng đến cảng trong 1 năm (T);

K: hệ số không đều của hàng hoá;

Tđ : thời gian đỗ của 1 tàu tại khu nước chờ đợi (ngđêm);

Tn : số ngày khai thác của cảng trong 1 năm (ngđêm);

Dtp  : trọng tải của tàu tính toán (T).

s3: diện tích cần thiết cho 1 tàu khi neo đậu tại khu nước chờ đợi, giá trị của nó phụ thuộc vào hình thức neo đậu tàu và kích thước của tàu.

Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 3-6. Sơ đồ neo đậu tàu bằn 1 dây và 2 dây.

+  Neo đậu bằng 1 dây:  s3 = p.(5HKN + Lt )2                                                   (3-20)

+  Neo đậu bằng 2 dây:  s3 = (2DL  + 10HKN  + Lt  ).( 2DB + Bt )                  (3-21)

+  Neo đậu bằng trụ neo : s3 = (Lt + 40m)(Bt + 2DB)                                      (3-22)

Câu 10: Trình bày cách xác định diện tích khu nước cho tàu neo đậu chuyển tải và neo đậu trước bến làm hàng giữa tàu với bờ của Cảng biển

Khu nước chuyển tải ( bốc xếp hàng hoá giữa tàu với tàu, S2)

Trong rất nhiều cảng phải bố trí nơi bốc xếp hàng trên mặt nước từ tàu biển chuyển sang tàu sông, xà lan và ngược lại. Diện tích khu nước này được xác định theo công thức sau:

S2 =  nt .  s2                                                        (3-13)

Trong đó:

nt : số tàu đồng thời neo đậu tại khu nước để  xếp dỡ hàng hoá;

(3-14)

Pnv = Pg . Xm . t                                                  (3-15)

Qnv: lượng hàng lớn nhất được bốc xếp trong 1 ngày đêm tại khu nước chuyển tải (T);

Pnv : khả năng thông qua của một vị trí chuyển tải trong 1 ngày đêm(T);

Pg  : năng suất của một thiết bị bốc xếp hàng hoá (T/h);

Xm : số lượng máy bốc xếp tại một vị trí;

t: thời gian làm việc của một máy trong một ngày(h);

s2: diện tích cần thiết cho một tàu neo đậu để làm công tác chuyển tải, giá trị của nó phụ thuộc vào hình thức neo đậu tàu và kích thước của tàu.

+  Neo bằng 4 dây:Đề Cương Công Trình Cảng

Hình 3-5. Sơ đồ neo tàu bằng 4 dây.

Từ hình vẽ, ta có:

s2 = ( 2DL  + 10HKN  + Lt  ).( Bt + 2Bf + 2Bx + 2DB )                         (3-16)

Trong đó:

Bt, Bf, Bx: chiều rộng của tàu, của phao nổi và xà lan;

DB, DL: khoảng cách dự trữ an toàn theo chiều rộng và chiều dài của tàu:

DL = 1/2Lt; DB = 3 Bt                                                              (3-17)

HKN : độ sâu khu nước để tàu neo đậu

+  Trường hợp khu nước chật hẹp, có thể neo tàu bằng phao neo hoặc trụ neo.

Khu nước sát bến để cho tàu neo đậu bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ (S4)

Diện tích khu nước này phụ thuộc vào hình dạng các bến, việc bố trí các bến phụ thuộc vào kích thước của tàu và số lượng bến .

Khu nước sát bến phải đảm bảo cho tàu đỗ để bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ được an toàn trong khi các tàu khác vẫn có thể đi lại dọc theo tuyến bến hoặc ra vào bến được thuận tiện và an toàn.

Trường hợp bố trí tuyến bến thẳng chạy dọc theo đường bờ

Khi số lượng bến 3 ta có:          B = 3Bx + 3Bt + 2DB                       (3-23)

Khi số lượng bến < 3 ta có:          B = 2Bx + 2Bt + DB                        (3-24)

với  DB = 1,5 Bt  là khoảng cách an toàn giữa tàu với tàu.

2) Trường hợp bến lõm, bến nhô

  1. Khi số lượng bến ≤ 3 ta có: B = 3Bx + 3Bt + 2DB                      (3-25)
  2. Khi số lượng bến > 3 ta có: B = 4Bx + 4Bt + 3DB                     (3-26)

với  DB = 1,5 Bt  là khoảng cách an toàn giữa tàu với tàu

Đề Cương Công Trình Cảng Đề Cương Công Trình Cảng

 Hình 3-7. Vũng bốc xếp hàng và chạy tàu.

Đề Cương Công Trình Cảng

Kiểm tra điều kiện quay trở tàu đối với bến lõm

c =Lt.sinα  + DB +Bt + Bn                                           B­c =Lt + DB +Bt + Bn

Như vậy diện tích khu nước trước bến được xác định theo công thức:

Với tuyến bến thẳng:

(3-27)

Với bến lõm, bến nhô:

S4 =               (3-28)

B: chiều rộng tàu.

L­­tb: tổng chiều dài tuyến bến .

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here