Đề Cương An Toàn Lao Động (Tự Luận)

0
5582
de cuong an toan lao dong 1
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương an toàn lao động (Tự Luận)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề Cương An Toàn Lao Động (Trắc Nghiệm)


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương an toàn lao động (Tự Luận)

Câu 1:  Nêu các nội dung của công tác bảo hộ lao động? Nêu mục đích,ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động?

  • Nội dung của công tác bảo hộ lao động:
  • Pháp luật bảo hộ lao động.
  • Vệ sinh lao động.
  • Kỹ thuật an toàn
  • Kỹ thuật phòng chống cháy.
  • Mục đích

Thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tai nạn xảy ra

Bảo vệ sức khoẻ người lao động góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất tăng năng suất lao động.

  • Ý nghĩa

Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nó mang ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn.

– Chính trị: Nó phản ánh bản chất của một xã hội tốt đẹp

– Xã hội: Bảo hộ lao động góp phần tích cực vào việc hoàn thiện các quan hệ sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, mang lại hạnh phúc cho người lao động.

– Kinh tế: Bảo hộ lao động hạn chế bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động xảy ra, làm tăng thu nhập cho cá nhân và tăng năng suất lao động

  • Tính chất của công tác bảo hộ lao động
  • Tính pháp luật

Tất cả các chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật, yêu cầu (bắt buộc), các tổ chức nhà nước, xã hội và kinh tế và mọi người đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.

  • Tính khoa học kỹ thuật

Mọi công tác bảo hộ lao động: điều tra, khảo sát điều kiện lao động đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại… ảnh hưởng của chúng đến an toàn và vệ sinh lao động đến việc nghiên cứu các giải pháp ngăn ngừa đều phải vận dụng các kiển thức về lý thuyết, thực tiễn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành…

  • Tính quần chúng

Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động sản xuất (sử dụng các phương tiện thiết bị máy móc) nên họ có thể phát hiện, bổ sung, đóng góp vào các biện pháp ngăn ngừa vào các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn và vệ sinh lao động.

Người lãnh đạo quản lý sử dụng lao động và người lao động phải có tinh thần tự giác chấp hành.

Câu 2: Các trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam?

  • Trách nhiệm của tổ chức cơ sở

Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, tuyên truyền cho người lao động trong đơn vị mình chấp hành.

Phải thảo luận và ký thỏa thuận với tổ chức Công đoàn hoặc đại diện người lao động về kế hoạch thực hiện các biện pháp BHLĐ cả kinh phí hoàn thành.

Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho người lao động, phải chịu trách nhiệm về tai nạn lao động xảy ra.

Phải tổ chức kiểm tra công tác BHLĐ, phải tôn trọng sự kiểm tra, sự giám sát của cơ quan chức năng.

  • Trách nhiệm của các cơ quan quản lý cấp trên.

Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới về BHLĐ.

Điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác BHLĐ ở địa phương mình.

Bố trí cán bộ, phân cấp trách nhiệm hợp lý cho cấp dưới để đảm bảo tốt công tác BHLĐ.

  • Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức công đoàn

Thay mặt người lao động ký thoả thuận với người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về BHLĐ.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục  cho người lao động tự giác chấp hành các tiêu chuẩn, qui định về BHLĐ.

Tổ chức tốt phong trào quần chúng đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động từ cơ sở.

Cần phải tham gia tích cực với cơ quan nhà nước, chính quyền, xây dựng các kế hoạch biện pháp về BHLĐ.

Cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động.

Tham gia với chính quyền xét khen thưởng kỷ luật về BHLĐ.

Thực hiện công tác nghiên cứu trong lĩnh vực BHLĐ.

Câu 3)  Khái niệm điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp?

          Phân tích điều kiện lao động ngành xây dựng.

  • Khái niệm về điều kiện lao động

Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải làm trong những điều kiện nhất định gọi là điều kiện lao động. Được đánh giá trên 2 mặt:

– Quá trình lao động: là tính chất và chế độ lao động, tư thế của cơ thể con người khi làm việc,  sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt.

– Tình trạng vệ sinh môi trường: Đặc trưng bởi điều kiện vi khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển của không khí, mức độ tiếng ồn, rung động, độ chiếu sáng.

Tất cả các yếu tố đó ở trạng thái riêng lẻ hay kết hợp trong một điều kiện nhất định nếu vượt quá giới hạn đều gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

  • Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là trường hợp làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con người, dưới tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài, dưới dạng cơ lý hoá, sinh học xảy ra trong quá trình lao động.

  • Bệnh nghề nghiệp

Là bệnh phát sinh do tác động từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người, có thể gây ra huỷ hoại sức khoẻ, hoặc gây chết người một cách từ từ.

  • Phân tích điều kiện lao động ngành xây dựng

Điều kiện lao động của ngành xây dựng có những đặc thù sau:

– Chỗ làm việc luôn thay đổi (nay đây mai đó) ngay trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến trình xây dựng dẫn đến điều kiện lao động cũng thay đổi.

– Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (thi công đất, đổ bêtông, vận chuyển vật liệu v.v…), mức cơ giới hoá thi công còn thấp, nên công nhân phải làm thủ công mất sức lao động, năng suất thấp.

– Có nhiều công việc phải làm ở tư thế gò bó (người ngồi xổm..), nhiều công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm (lắp ghép), có nhiều công việc làm sâu dưới đất, dưới nước, có nhiều nguy cơ tai nạn.

– Nhiều công việc phải làm trong môi trường ô nhiễm bởi các yếu tố độc hại như bụi (khi thi công đất đá, vật liệu rời..), tiếng ồn, chấn động (đổ bêtông, đóng cọc..) hơi khí độc (sơn, trang trí…)

Qua đó ta thấy điều kiện lao động trong xây dựng có nhiều khó khăn phức tạp, nguy hiểm độc hại nên phải thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện lao động đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here