Đại cương tàu biển

0
4471
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Đại cương tàu biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

Câu 11: Phân loại tàu biển theo kích cỡ? (Handy và Handymax, Panamax, Capesize)

  • Handy và Handymax: theo truyền thống, chủ lực của thị trường tàu chở hàng khô xô, tàu Handy và Handymax thông dụng có trọng tải 60.000 DWT trở xuống. Tàu Handymax tiêu biểu dài khoảng 150 đến 200m. Thiết kế của các tàu Handymax hiện tại với cỡ tàu tiêu biểu là 52.000 đến 58.000 DWT, có 5 hầm hàng và 5 cần cẩu có khả năng cẩu được 30 tấn hàng.
  • Panamax: tàu Panamax là loại tàu lớn nhất có thể được chấp nhận đi qua kênh đào Panama, khái niệm này có thể áp dụng cho cả tàu hàng khô và hàng lỏng. Kích thước được xác định bằng kích thước của các khoang tập kết của kênh và trên suốt chiều dài kênh.
  • Capesize: Capesize hàm ý đến một tiêu chuẩn mập mờ có đặc điểm chung là không có khả năng hoạt động cả ở kênh đào Panama và cả ở kênh đào Suez, không biết trọng tải là bao mà chỉ quan tâm đến kích thước. Những tàu này hoạt động ở những cảng nước sâu, làm các loại hàng ở dạng thô như là quặng sắt và than. Cỡ các tàu này thường trong giới hạn 80.000- 175.000 DWT. Do kích thước lớn, các tàu này thường chỉ ghé vào một số cảng trên thế giới có hạ tầng kỹ thuật thích hợp.

Câu 12: Trình bày các thành phần chính của hệ động lực tàu biển?

Hệ thống động lực đẩy thường bao gồm động cơ hoặc tua bin, hộp giảm tốc, trục chân vịt và chân vịt.

  • Động cơ: là lực đẩy làm tàu chuyển động được tạo ra bởi một nguồn năng lượng chính trên con tàu.
  • Chân vịt là bộ phận cuối cùng chuyển công suất của máy thành lực đẩy cho tàu chuyển động tới hoặc lùi.

Câu 13: Bánh lái là gì? Khái niệm liên quan đến bánh lái tàu biển?

  • Bánh lái được đặt ở cuối thân tàu, phía sau chân vịt, là thiết bị có tác dụng làm thay đổi hướng chuyển động của con tàu, hay là bộ phận tác động trực tiếp lên con tàu trong quá trình điều khiển.
  • Dòng nước chảy qua bề mặt bánh lái không đều là nguyên nhân gây ra lực tác động lên bề mặt bánh lái.Lực này sản sinh ra mô men làm tàu quay về phía bẻ lái khi nó chạy tới.
  • Lực bánh lái tăng tỉ lệ với góc bẻ bánh lái. Tuy nhiên, khi góc bẻ lái quá lớn thì hiệu suất bẻ lái lại giảm.Người ta thấy rằng, đối với các bánh lái thông thường, góc bẻ lái tối đa chỉ từ 300 đến 400.Vì thế, các máy lái trên tàu thường giới hạn góc bẻ lái ở giá trị vừa nêu.
  • Để khắc phục hiện tượng suy giảm lực bánh lái khi bẻ lái ở góc lớn, người ta chế tạo các bánh lái có cánh phụ. Khi bẻ lái, bánh lái chính chỉ bẻ tối đa trong giới hạn kể trên còn bánh lái phụ (cánh phụ) bẻ thêm được một góc bằng như vậy. Nhờ đó, có thể tăng được lực bánh lái để có thể điều khiển tàu dễ dàng hơn.

Câu 14: Neo tàu biển là gì? Tàu biển dùng thiết bị neo khi nào?

  • Thiết bị neo được dùng để cố định vị trí tàu trên mặt nước bằng cách cho neo bám đáy.
  • Người ta tiến hành neo tàu khi:
  • Tàu neo đợi để vào cầu.
  • Xếp hoặc dỡ hàng hoá khi cảng không có cầu cho tàu tạm thời hoặc thường xuyên.
  • Trợ giúp điều động tàu khi tàu không có chân vịt mũi hoặc trong trường hợp không sử dụng được tàu lai.
  • Trong các trường hợp khẩn cấp nhằm tránh mắc cạn.

Câu 15: Trình bày quy trình bảo dưỡng tàu biển?

Đặc thù tính chất của con tàu là được đóng hoàn toàn bằng thép, chịu sự oxy hóa của môi trường không khí, nước biển, đồng thời trang thiết bị và kết cấu của tàu dễ hư hỏng do hoạt động với cường độ cao, môi trường thay đổi thường xuyên. Vì vậy, công việc sửa chữa, bảo dưỡng tàu phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ để đảm bảo khả năng đi biển cũng như đáp ứng nhu cầu công việc.

Có thể phân ra làm hai loại sửa chữa, bảo dưỡng chính:

Quảng Cáo
  • Bảo dưỡng thường xuyên: là những loại bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ dễ dàng và có thể thao tác trực tiếp khi đang hành trình. Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm sửa chữa những hư hỏng nhẹ của thân tàu bằng các thao tác sơn, gõ rỉ, hàn; hay những hư hỏng máy móc, kết cấu mà tàu có sẵn đồ dự trữ thay thế. Công việc này đòi hỏi thực hiện thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn lao động. Những thao tác bảo dưỡng, sửa chữa diễn ra trong khu vực kín, khu vực nguồn nhiệt và nguy hiểm về điện cần hết sức lưu ý phòng tránh thiếu dưỡng khí và tiếp xúc nguồn điện, nhiệt.
  • Bảo dưỡng định kỳ: là những bảo dưỡng, sửa chữa cần có sự hỗ trợ của chuyên gia trên bờ, hay môi trường sửa chữa với thiết bị trên bờ. Bảo dưỡng định kỳ bao gồm sửa chữa lớn theo yêu cầu của đăng kiểm, nhà chế tạo, hay bản thân công ty tàu biển yêu cầu. Những nguyên nhân cần bảo dưỡng định kỳ có thể kể đến như: thời hạn kiểm tra thay thế trang thiết bị, tẩy rửa vỏ tàu bị hà bám,… Khi đến đợt bảo dưỡng định kỳ thì tàu cần có kế hoạch hoàn tất công việc trước thời hạn lên đà bảo dưỡng, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt. Ngoài ra, những hư hỏng bắt buộc phải sửa chữa, bảo dưỡng như hư hỏng do va chạm tàu biển, mắc cạn, cháy nổ,… cần phải được tiến hành ngay khi về bờ….

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here