Đại cương tàu biển

0
4471
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Đại cương tàu biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

Câu 6: Giới thiệu các thiết bị dùng để xếp dỡ hàng hoá?

Sau đây là một số loại thiết bị xếp dỡ hàng hóa thông dụng.

  • Cần cẩu trụ xoay: Hiện nay loại cần cẩu trụ xoay đã được lắp đặt khá phổ biến trên các tàu vận tải, để có thể sử dụng một cách an toàn loại cần cẩu này trên tàu do việc vận hành đơn giản, chỉ cần 1 người vận hành.
  • Cần cẩu đòn đơn: Cần cẩu đòn đơn được sử dụng khá phổ biến trên các tàu có trọng tải vừa và nhỏ, nó có đặc điểm giống cần cẩu trụ xoay là đơn giản, dễ sử dụng.
  • Cần cẩu đòn đôi: được lắp đặt trên hầu hết các tàu thế hệ cũ, tuy nhiên do sức nâng khá tốt nên vẫn còn được sử dụng trên một số tàu vừa và nhỏ hiện nay. Khi sử dụng, 1 cần ở trên miệng hầm, 1 cần đưa ra ngoài mạn tàu. Bằng việc di chuyển dây cẩu hàng người ta đưa hàng xếp lên tàu hoặc dỡ xuống.
  • Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá khác: Ngoài ra hàng hoá còn có thể được xếp/dỡ bằng hệ thống bơm hoặc các trang thiết bị chuyên dụng khác.Thường các trang thiết bị này được trang bị tại các cảng chuyên dụng. Khi làm việc cần chú ý cảnh giới để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tình huống có thể gây ra tai nạn.

Câu 7: Tàu biển là gì? Hãy phân loại tàu biển theo mục đích chuyên chở?

  • Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam: Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển và vùng nước liên quan với biển. Tàu biển quy định trong bộ này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.
  • Phân loại tàu biển theo mục đích chuyên chở:
  • Tàu chở hàng bách hoá:
  • Tàu chở hàng bao kiện: chở các loại hàng được đóng bao, gói, thùng…
  • Tàu chở hàng chất đống: chở các loại hàng chất đống như gỗ, giấy, thép, ô tô…
  • Tàu chở container hoá: dạng chở container, dạng Lo–Lo (lift on/lift off) và dạng Ro–Ro (roll on/roll off)
  • Tàu chở xô:
  • Tàu chở hàng lỏng chở xô: chở các loại hàng LNG, LPG, hoá chất, chở dầu thực vật…
  • Tàu chở hàng khô đổ đống: chở các loại hàng hạt rời, cát, sỏi, kim loại phế thải, than, clinker, phân bón.

Câu 8: Khái niệm đường thuỷ trực mũi, lái, chiều dài tính toán của tàu?

  • Chiều dài tính toán: là khoảng cách trên đường nước mùa hè từ mép trước của sống mũi tàu tới mép sau của trụ đỡ bánh lái hoặc tới tâm của trục bánh lái nếu không có trụ đỡ bánh lái.
  • Đường thủy trực mũi: Là đường thẳng vuông góc với ki tàu và đi qua giao điểm giữa sống mũi tàu với mớn nước thiết kế mùa hè.
  • Đường thủy trực lái: Là đường thẳng vuông góc với ki tàu và đi qua trụ của bánh lái tàu.

Câu 9: Giới thiệu các thiết bị trợ giúp hàng hải?

Thông thường các thiết bị sau đây sẽ được cài đặt:

  • Một radar với chức năng ARPA và quay truyền/ nhận trên không, thường thu phát dải số X-band, bước sóng 3 cm.
  • Radar thứ hai sẽ được cung cấp cho các tàu lớn hơn 500 GT. Điều này thường là một radar S-band trong dải tần số từ 3-4Ghz, bước sóng 10 cm. Lý do để hai radar khác nhau với dải tần số là khả năng khác nhau của chúng để dối phó với các điều kiện môi trường như sương mù, mưa, sóng biển,…
  • Hai máy định vị vệ tinh thu tín hiệu định vị: GPS hay hệ thống chính xác hơn là DGPS.
  • Một máy đo sâu hồi âm.
  • Một máy ghi nhật ký tốc độ và khoảng cách.
  • Một la bàn từ tính tiêu chuẩn.
  • Một la bàn điện.
  • Một máy lái tự động.

Buồng lái ngày nay được bố trí sao cho hoạt động và trực ca có thể bởi chỉ một cá nhân. Ngoài yêu cầu bố trí buồng lái đối với tất cả các thiết bị kiểm soát xung quanh, các hệ thống GMDSS giao diện giao tiếp điều khiển và các máy thu tín hiệu định vị với báo động bất bình thường và cảnh giới trực ca cũng sẽ được trang bị.

Quảng Cáo

Câu 10: Chân vịt tàu biển là gì? Định nghĩa chiều của chân vịt tàu biển?

  • Chân vịt là bộ phận cuối cùng chuyển công suất của máy thành lực đẩy cho tàu chuyển động tới hoặc lùi.
  • Chiều của chân vịt: chân vịt có chiều trái và chiều phải.

Khi tàu chạy tới, nếu đứng từ lái tàu nhìn về phía mũi mà thấy cánh chân vịt quay theo chiều thuận chiều kim đồng hồ thì được gọi là chân vịt chiều phải. Chân vịt chiều trái thì ngược lại, nếu đứng từ lái tàu nhìn về phía mũi sẽ thấy cánh chân vịt quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ thì tàu chạy tới.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here