Đại Cương Hàng Hải

0
12891
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Trình bày các yêu cầu của việc lập sơ đồ xếp hàng hóa?

Một sơ đồ xếp hàng tàu khô phải bảo đảm các yêu cầu sau:

  • Tận dụng hết dung tích và trọng tải của tàu (Full and Down):

Xét về an toàn kỹ thuật thì con tàu đạt tới mức khai thác tối ưu khi nó được chở đầy theo quy định. Tuy nhiên trong thực tế, điều kiện này tương đối khó đạt được do loại hàng và lượng hàng không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Vì vậy, phải kết hợp hài hòa và trong điều kiện có thể được, nên chọn phương án chở hàng tận dụng được cả dung tích và trọng tải của tàu.

  • Đảm bảo ổn định và hiệu số mớn nước:

Không được để tàu chúi mũi khi hành trình vì nó làm giảm hiệu suất của chân vịt dẫn đến giảm tốc độ và nguy hiểm hơn là giảm khả năng ăn lái của tàu. Ngược lại, tàu chúi lái sẽ có tính năng điều động tốt hơn tuy nhiên chúi lái quá mức có thể ảnh hưởng đến việc quan sát phía trước. Nên giữ cho tàu ở trạng thái cân bằng mớn mũi lái trong trường hợp phải đi qua các vùng cạn và nhất là trong trường hợp phải tính toán lượng hàng nhận xuống tàu thông qua giám định mướn nước.

  • Đảm bảo sức bền cục bộ và sức bền dọc thân tàu:

Các tính toán khi lập sơ đồ xếp hàng phải tính đến điều kiện thời tiết trong chuyến đi để giữ cho lực cắt, momen uốn và các ứng suất tại các vị trí bất kỳ của tàu luôn ở trong giới hạn an toàn cho phép.

  • Đảm bảo tính chất cơ lý hóa của hàng, đảm bảo thứ tự sắp xếp và trả hàng tại các cảng.

Hàng xếp trên tàu phải giữ nguyên được tính chất và tình trạng ban đầu. Để làm tốt việc này phải nắm vững được các đặc tính của hàng, tham khảo các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và kết hợp với kinh nghiệm đã có.

Câu 12: Trong những trường hợp nào ta sử dụng máy đo sâu? Nêu các phương pháp đọc kết quả đo sâu?

  • Những trường hợp sử dụng máy đo sâu:
  • Khi ra vào luồng trạch, khi hoạt động ở các khu vực ven bờ;
  • Khi hoạt động tại các khu vực có nguy cơ tai nạn hàng hải;
  • Khi tàu ra vào khu vực neo, ra vào cầu;
  • Khi dò tìm luồng cá trong ngành ngư nghiệp, khảo sát luồng trạch;
  • Khi khảo sát tính chất địa thủy văn cho ngành bảo đảm an toàn hàng hải, ngành hải dương học…
  • Các phương pháp đọc kết quả đo sâu:

Câu 13: Nêu các định nghĩa về tàu thuyền theo COLREG 72?

  • “Tàu thuyền” bao gồm các loại phương tiện dùng hoặc có thể dùng làm phương tiện giao thông, vận tải trên mặt nước, kể cả các loại tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh và thủy phi cơ;
  • “Tàu thuyền máy” là tàu thuyền chạy bằng động cơ;
  • “Tàu thuyền buồm” là tàu thuyền chạy bằng buồm, kể cả tàu thuyền máy nhưng không dùng động cơ để chạy;
  • “Tàu thuyền đang đánh cá” là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới, dây câu, lưới vét hay các dụng cụ đánh cá khác làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó, nhưng không bao gồm tàu thuyền đang đánh cá bằng dây câu thả dòng hoặc bằng các loại dụng cụ đánh bắt cá khác mà không làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền ấy;
  • “Thủy phi cơ” là tàu bay có thể điều động trên mặt nước,
  • “Tàu thuyền mất khả năng điều động” là tàu thuyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó không có khả năng điều động theo yêu cầu của Quy tắc này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác;
  • “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động” là tàu thuyền do tính chất công việc bị hạn chế khả năng điều động của mình theo yêu cầu của Quy tắc này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác. Ví dụ:
  • Tàu thuyền đang đặt, trục vớt hoặc tiến hành bảo quản phao tiêu, cáp hay ống ngầm dưới nước;
  • Tàu thuyền đang làm công tác nạo vét luồng lạch, khảo sát hải dương, thủy văn…;
  • Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ phục vụ cho tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh;
  • Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn.

Câu 14: Nêu khái niệm về vùng nội thủy? Chế độ pháp lý vùng nội thủy?

  • Nội thủy là vùng nước nằm ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chạy theo bờ biển, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên đất liền.
  • Chế độ pháp lý:
  • Đặc điểm chủ quyền quốc gia trong vùng nội thủy:

Chủ quyền quốc gia trong vùng nội thủy là chủ quyền về mặt lãnh thổ, chủ quyền này được thực hiện một cách đầy đủ, toàn vẹn và riêng biệt.

Quảng Cáo

Trong vùng nội thủy của nước mình, nước ven biển hoàn toàn có quyền về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi văn bản pháp luật được ban hành tren phạm vi toàn lãnh thổ đều có hiệu lực áp dụng đầy đủ cho cả vùng nội thủy.

Nước ven biển thực hiện chủ quyền lãnh thổ trong vùng nội thủy của mình không chỉ đối với vùng nước mà đối với cả vùng trời trên nó, cùng như đáy biển và lòng đất dưới nó. Chủ quyền toàn vẹn này của nước ven biển là tuyệt đối mà các quốc gia khác phải thừa nhận và tôn trọng.

  • Quy chế pháp lý chung về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy:

Tàu thuyền nước ngoài (cả tàu quân sự và tàu dân sự) khi muốn vào nội thủy của nước khác đều phải thực hiện chế độ xin phép trước và chỉ khi có sự đồng ý của quốc gia ven biển thì tàu thuyền đó mới được phép đi vào.

  • Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy:
  • Đối với tàu quân sự: những tàu quân sự nước ngoài đi vào, đậu lại hoặc hoạt động hợp pháp ở vùng nội thủy của quốc gia ven biển thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và được coi là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên tàu quân sự nước ngoài vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ có liên quan của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy.
  • Đối với tàu dân sự: tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thủy của quốc gia ven biểnphải chịu sự tài phán theo luật của nước địa phương.

Câu 15: Khái niệm vùng lãnh hải. Chế độ pháp lý vùng lãnh hải?

  • Khái niệm:
  • Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và vùng nước nội thủy của mình, đến 1 vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải. chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này.
  • Trong trường hợp 1 quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến 1 vùng biển tiếp liền cũng được coi là lãnh hải.
  • Chế độ pháp lý:
  • Đặc điểm của chủ quyền quốc gia trong vùng lãnh hải:
  • Quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu trah chống ô nhiễm.
  • Chủ quyền trong lãnh hải được thực hiện cả trong mặt lập pháp, hành pháp và xét xử.
  • Quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán hình sự và dân sự trong lãnh hải.
  • Quyền đi qua không gây hại:
  • Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
  • Quyền này chỉ có nghĩa là: Với điều kiện không gây ra các hành động gây hại, đe dọa hòa bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, các loại tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép trước.
  • Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong vùng lãnh hải.
  • Các quyền tài phán của nước ven biển trong vùng lãnh hải:
  • Quyền tài phán hình sự:Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên 1 tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc hay tiến hành việc dự thẩm sau 1 vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu đó khi nó đi qua lãnh hải.
  • Quyền tài phán dân sự.

Câu 16: Trình bày khái niệm vùng đặc quyền kinh tế theo luật biển quốc tế?

  • Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới 1 chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh.
  • Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
  • Theo khái niệm trên, vùng đặc quyền kinh tế kết hợp với lãnh hải thành 1 vùng rộng 200 hải lý hay chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế bao gộp vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng lớn nhất là 12 hải lý; trong giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế bao gồm cả thềm lục địa.
  • Vùng đặc quyền kinh tế được mở rộng sẽ kéo theo sự thu hẹp của biển cả. Trong trường hợp thềm lục địa không mở rộng ra ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì vùng đặc quyền kinh tế có tính đối nghịch đối với vùng biển cả.
  • Vùng đặc quyền kinh tế bao gồm tất cả các tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật trong tất cả các tầng của vùng: bề mặt biển, cột nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
  • Vùng đặc quyền kinh tế ngoài quyền chủ quyền về kinh tế còn có quyền tài phán.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here