Đại Cương Hàng Hải

0
12893
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Nguyên nhân gây hư hại, thiếu hụt hàng hóa?

  • Hư hỏng hàng hóa:
  • Hư hỏng do bị đổ, vỡ, dập, nát:

Do bao bì không đảm bảo, do thao tác cẩu không cẩn thận, móc hàng sai quy cách, thiếu cẩn thận trong xếp dỡ, chèn lót không tốt, do song lắc và sự rung động của tàu trên sóng, do phân bố hàng không đúng kỹ thuật.

  • Hư hỏng do bị ẩm ướt:

Nguyên nhân chủ yếu thường là do miệng hầm hàng không kín nước để nước biển, nước mưa lọt xuống, do sự rò rỉ của các đường ống dẫn dầu, nước chảy qua hầm, do bị ngấm nước từ dưới lỗ la canh, ballast lên, sự rò rỉ của các loại hàng lỏng xếp cùng hầm …

  • Hư hỏng do nhiệt độ quá cao:

Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hoặc không tuân thủ đúng chế độ nhiệt độ và độ ẩm trong công tác bảo quản, hệ thống thông gió hoặc điều hòa không khí không tốt, do xếp gần buồng máy…

  • Hư hỏng vì lạnh:

Một số loại hàng nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ bị đông kết gây khó khăn cho việc dỡ hàng (như dầu nhờn, than, quặng …)

  • Hư hỏng do động vật, côn trùng có hại gây nên:

Các động vật có hại như chuột, mối mọt và các côn trùng khác sẽ làm hư hỏng hàng hóa.

  • Hư hỏng do hôi thối, bụi bẩn:

Do vệ sinh hầm hàng không tốt, bụi bẩn và hàng hóa cũ vẫn còn sót lại.

Quảng Cáo
  • Hư hỏng do bị cháy nổ:

Do bản thân hàng có khả năng phát nhiệt, tích tụ khí và chúng ta chưa tuân thủ đúng kỹ thuật bảo quản theo các nguyên tắc riêng phù hợp với hàng, hệ thống thông gió chưa tốt, công tác kiểm tra hàng chưa tốt, không phát hiện kịp thời các hiện tượng phát sinh của chúng.

  • Hư hỏng do cách ly, đệm lót không tốt:

Do 1 số loại hàng có tính chất kỵ nhau mà xếp gần nhau, hàng nặng xếp trên, hàng nhẹ xếp dưới, xếp chiều cao chồng hàng quá quy định, hàng hóa xếp sát sàn và thành vách tàu không có đệm lót…

  • Thiếu hụt hàng hóa:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt hàng hóa như: Sự hư hỏng hàng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt, do nhận thiếu từ cảng nhận, rơi vãi khi bốc xếp, do rò rỉ, bị sóng cuốn mất, bốc hơi, do thiếu hụt tự nhiên của hàng.

Thiếu hụt tự nhiên của hàng là hiện tượng giảm sút khối lượng do tác động của những nhuyên nhân tự nhiên trong điều kiện kỹ thuật bảo quản bình thường.

Câu 7: Trình bày các biện pháp phòng ngừa hư hại và thiếu hụt hàng hóa?

  • Chuẩn bị tàu:

Phải chuẩn bị tàu chu đáo trước khi nhận hàng để vận chuyển.

  • Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng loại hàng.
  • Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng.
  • Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng, kiểm tra các đường ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm, các ống thoát nước, ống đo nước la canh, ballast, các lỗ la canh, các tấm nắp miệng hầm hàng, hệ thống thông gió hầm hàng … tất cả phải ở trong tình trạng tốt.
  • Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu.
  • Vật liệu đệm lót, cách ly:

Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ, thích hợp đối với từng loại hàng và tuyến đường hành trình của tàu. Các vật liệu đệm lót phải đảm bảo cách ly được hàng với thành, sàn tàu, các lô hàng với nhau và đảm bảo không để hàng bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

  • Một số điểm lưu ý khi làm hàng:

Hàng hóa đưa xuống tàu phải đảm bảo chất lượng, quy cách và số lượng như trong các phiếu gửi hàng. Nếu phát hiện hàng, lô hàng nào không đảm bảo thì kiên quyết không nhận hoặc phải có những ghi chú thích hợp về tình trạng của hàng vào chứng từ của lô hàng đó.

Tàu phải theo dõi công việc của công nhân bốc xếp, phải lưu ý xếp hàng theo đúng sơ đồ, có thể từ chối nhóm công nhân nào không xếp hàng theo đúng yêu cầu và đề nghị thay nhóm khác.

  • Phân bố hàng xuống các hầm hợp lý:

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ làm hàng,… thì phải đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh của chúng được xếp vào những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hóa xếp quanh nó.

Câu 8: Trình bày khái niệm các kích thước cơ bản của tàu biển?

  • Chiều dài toàn bộ: Là chiều dài lớn nhất tính theo chiều dọc tàu. Kích thước này rất quan trọng đối với việc bố trí cầu bến cũng như trong quá trình điều động tàu.
  • Chiều dài tính toán: Là khoảng cách trên đường mớn nước mùa hè từ mép trước của sống mũi tàu tới mép sau của trụ đỡ bánh lái hoặc tới tâm của trục bánh lái nếu không có trụ đỡ bánh lái.
  • Đường vuông góc mũi: Là đường thẳng đi qua giao điểm của đường nước mùa hè với sống mũi tàu và vuông góc với ki tàu.
  • Đường vuông góc lái: Là đường thẳng đi qua giao điểm của đường với mép sau của trụ đỡ bánh lái hoặctâm trục bánh lái và vuông góc với ki tàu.
  • Chiều cao lớn nhất: Là khoảng cách thẳng đứng đo từ mép dưới của sống đáy tới đỉnh cao nhất của tàu.
  • Mớn tĩnh không: Là khoảng cách tính từ mặt nước đến vị trí cao nhất của tàu.
  • Chiều rộng lớn nhất: Là khoảng cách lớn nhất tính theo chiều ngang tàu.
  • Chiều rộng định hình: Là khoảng cách đo từ mép ngoài của sườn tàu mạn này đến mép ngoài của sườn tàu mạn bên kia tại mặt phẳng sườn giữa.
  • Chiều sâu định hình: Là khoảng cách thẳng đứng ở giữa tàu đo từ đỉnh sống chính đến mép dưới của boong chính.
  • Chiều cao mạn: Là chiều cao tính từ mép dưới ky tàu đến mép trên của vạch dấu đường boong chính.
  • Mạn khô mùa hè: Là khoảng cách thẳng đứng ở giữa tàu tính từ mép trên đường boong xuống đến mép trên của đường dấu chuyên trở mùa hè.
  • Mạn khô của tàu: Là khoảng cách thẳng đứng ở giữa tàu tính từ mép trên đường boong đến đường nước của tàu.
  • Độ cong dọc: Là độ cong của boong tàu theo chiều dọc thân tàu, nó được xác định bằng cách so sánh hình chiếu của đường viền mép boong tàu trên mặt phẳng dọc tâm với 1 đường thẳng song song với ki tàu.
  • Độ cong ngang: Là độ chênh của boong tàu từ mạn so với trục dọc tàu.

Câu 9: Dấu chuyên trở của tàu? Giải thích và nêu ý nghĩa của các ký hiệu?

  • Dấu chuyên trở của tàu được quy định trong Công ước Quốc tế về mạn khô tàu biển (1966). Công ước này quy định chiều cao mạn khô tối thiểu nhằm đảm bảo sức nổi dự trữ của tàu, tránh tình trạng tàu bị chìm do chở hàng quá tải. Chiều cao mạn khô tối thiểu này phụ thuộc vào vùng, mùa nơi tàu hoạt động và được đánh dấu bằng dấu chuyên chở 2 bên mạn tàu.
  • Các ký hiệu:
  • Mạn khô mùa hè (vạch S): Mạn khô tối thiểu của tàu tại vùng nước mùa hè.
  • Mạn khô nhiệt đới (vạch T): Mạn khô tối thiểu của tàu trong vùng nước nhiệt đới được tính bằng chiều cao mạn khô tối thiểu mùa hè trừ đi 1/48 giá trị mớn nước mùa hè của tàu.
  • Mạn khô mùa đông (vạch W): Mạn khô tối thiểu của tàu trong vùng nước mùa đông được tính bằng chiều cao mạn khô tối thiểu mùa hè cộng thêm 1/48 giá trị mớn nước mùa hè của tàu.
  • Mạn khô mùa đông Bắc Đại Tây dương (vạch WNA): Mạn khô tối thiểu của tàu khi tàu hoạt động trong vùng nước này đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 100m được tính bằng chiều cao mạn khô mùa đông cộng thêm 50mm; đối với tàu có chiều dài lớn hơn 100m thì chiều cao mạn khô mùa đông Bắc Đại Tây dương được lấy đúng bằng chiều cao mạn khô mùa đông.
  • Mạn khô nước ngọt (vạch F/ TF): Mạn khô tối thiểu khi tàu hoạt động trong vùng nước ngọt được tính bằng chiều cao mạn khô tối thiểu khi tàu hoạt động ở vùng nước mặn trừ đi 1 lượng bằng (cm); trong đó D là lượng giãn nước của tàu, TPC là số tấn làm thay đổi 1 cm chiều chìm của tàu tại mớn nước mùa hè.

Câu 10: Trình bày khái niệm mớn nước? Các loại mớn nước của tàu?

  • Mớn nước là khoảng cách thẳng đứng từ đường nước tới ky tàu. Trong thực tế, tàu có thể ở tư thế nghiêng và /hoặc chúi nên khoảng cách này sẽ khác nhau tại các vị trí khác nhau trên suốt chiều dọc tàu.
  • Các loại mớn nước:
  • Mớn nước tại các đường vuông góc của tàu được gọi là mớn nước tính toán hoặc mớn nước thực của tàu. Các mớn nước đó được định nghĩa như sau:
  • Mớn nước mũi: Là khoảng cách thẳng đứng tính từ giao điểm của đường vuông góc mũi với mặt phẳng đường nước đến ky tàu kéo dài.
  • Mớn nước lái: Là khoảng cách thẳng đứng tính từ giao điểm của đường vuông góc lái với mặt phẳng đường nước đến ky tàu.
  • Mớn nước giữa: Là khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt phẳng đường nước đến ky tàu tại mặt phẳng sườn giữa tàu.
  • Do các đường vuông góc thường có vị trí không thuận lợi cho việc khắc các thước đo mớn nước nên người ta phải khắc các thước mớn nước lệch khỏi vị trí đường thủy trực tại nơi vỏ tàu tương đối bằng phẳng và dễ đọc. Thước mớn nước thường được khắc ở cả 2 bên mạn tàu tại khu vực mũi, lái và giữa tàu. Mớn nước tại các thước này được gọi là mớn nước biểu kiến.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here