Công Pháp và Tư Pháp (Phần 1)

0
6133
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16. Phân tích các nguyên tắc trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế

  1. Nguyên tắc “An ninh không chia cắt”

-Mỗi quốc gia luôn là thực thể độc lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của mỗi quốc gia có liên quan trực tiếp đến một vấn đề rất quan trọng, đó lầ vấn đề thựuc hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia.

-Phạm vi của việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp đã được giới hạn tại Điều 51 hiến chương Liên hợp quốc, trong đó khẳng định quyền của mỗi quốc gai được dùng lực lượng vũ trang để đánh trả hành vi xâm phạm hòa bình  và an ninh của mình. Luật quốc tế hiện đại coi đây là một trong những biện pháp hợp pháp để đảm bảo an ninh quốc tế. Tuy nhiên, việc một quốc gia có quyền tự vệ hợp pháp nhưng phải tương xứng với mức độ tấn công từ phía đối phương và hoàn toàn có thể tiénh ành theo hình thức đơn lẻ hay tập thể.

  1. Nguyên tắc “An ninh bình đẳng”

-Để đảm bảo an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong khu vực và trên thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang.

-Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đếnan ninh của các quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được đảm bảo như nhau, không một quốc gia hay một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế.

Câu 17. Trình bày định nghĩa và phân loại tranh chấp quốc tế. Phân tích nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế.

  1. Định nghĩa

Tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế; là hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể tham gia có những quan điểm, đòi hỏi trái ngược với nhau về những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ.

  1. Phân loại

-Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: tranh chấp song phương và tranh chấp đa phương

Quảng Cáo

-Căn cứ vào mức độ nguy hiểm: tranh chấp nghiêm trọng và tranh chấp thông thường

-Căn cứ vào tính chất: tranh chấp chính trị và tranh chấp pháp lý

-Căn cứ vào nội dung: tranh chấp thương mại và tranh chấp lãnh thổ

-Căn cứ vào quyền năng chủ thể: tranh chấp giữa các quốc gia, tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế vad tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế với nhau.

  1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế

– LQT hiện đại xác lập nghĩa vụ chung cho mọi chủ thể liênquan là phải áp dụng các NTCB của LQT để giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong các nguyên tắc của LQT, nuyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế một mặt xác lập nghĩa vụ của các bên là phải giải quyết bằng bất cứ biện pháp hòa bình nào mặt khác thừa nhận quyền của các bên trong việc lựa chọn biện pháp hòa bình (thương lượng, đàm phán, hòa giải,…) trong các vụ tranh chấp.

– Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm 1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng”.

– Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp: Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc đã quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn, đó là các con đường : “… đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa Như vậy, hòa bình giải quyết các tranh”bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình” chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia – thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.

– Nguyên tắc này không thừa nhận bất cứ ngoại lệ nào.

Câu 18. Liệt kê các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. Phân biệt giải quyết tranh chấp thông qua Trung gian và hòa giải.

* Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp:

-Đàm phán

-Trung gian và hòa giải

-Điều tra

-Thông qua các cơ quan tài phán quốc tế: tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế

-Thông qua các tổ chức quốc tế

* Phân biệt trung gian và hòa giải

-Trung gian: Bên trung gian tác động để các bên tranh chấp  tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp. Các đề nghị, khuyến cáo của bên trung gian chỉ có thể là cơ sở cho cuộc đàm phán thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.

-Hòa giải: bên hòa giải tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán giữa các bên tranh chấp từ đầu đến cuối, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đề nghị thay đổi yêu sách của các bên tranh chấp làm cho các bên tranh chấp xích lại gần nhau hơn. Bên hòa giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ lớn hơn bên trung gian.

Câu 19. Liệt kê các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. So sánh giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế

  • Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp:

-Đàm phán

-Trung gian và hòa giải

-Điều tra

-Thông qua các cơ quan tài phán quốc tế: tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế

-Thông qua các tổ chức quốc tế

  • So sánh TAQT và TTQT:

Giống:

-Đều là phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT, đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

-Phán quyết của mọi tòa án quốc tế hay trọng tài đều có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên liên quan phải triệt để tuân thủ, được đảm bảo thực thi bằng cơ quan THA.

-Các bên có quyền yêu cầu hòa giải, yêu cầu hòa án hay hội đồng trọng tài đình chỉ giải quyết tranh chấp

-Các bên tham gia tố tụng đều có thể yêu cầu tòa án hay trọng tài áp dụng các biện pháp khần cấp tạm thời như: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, kê biên tài sản đang tranh chấp,…

Khác:

  Tòa án Trọng tài
Về tính chất pháp lý Là phương thức giải quyết tranh chấp tại CQXX nhân danh quyền lực nhà nước Là tổ chức phi chính phủ, là tổ chứ xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân do các trọng tài viên tự thành lập ra, phán quyết ko bị ảnh hưởng bởi quyền lực nhà nước.
Về thành phần xét xử Các bên không được quyền lựa chọn thẩm phán để xét xử. Thành phần xét xử đã đc biên chế sẵn trong cơ cấu tòa án Thành phần trọng tài do các bên thỏa thuận. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định 1 số lượng trọng tài viên bằng nhau là công dân nước mình hoặc nước thứ 3. Chủ tịch hội đồng trọng tài là công dân nước thứ 3
Về thủ tục tố tụng Trải qua nhiều thủ tục, trình tự nghiêm ngặt được quy định trước, không được phép thay đổi. Nhiều lúc trình tự này trở nên rườm rà khiến việc giải quyết tranh chấp bị trì hoãn, tốn thời gian của các bên. Thủ tục tố tụng đơn giản thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên. Các bên có thể lựa chọn trình tự giải quyết, địa điểm tiến hành phù hợp với mong muốn. Thủ tục có phần linh hoạt mềm dẻo hơn nhiều
Về mức độ bảo mật trong từng vụ việc Thông tin được công khai, có thể làm lộ bí mật của đương sự Thông tin được giữ bí mật
Về chi phí Tiết kiệm hơn Tốn kém hơn

 

 Câu 20. Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì? Phân loại trách nhiệm pháp lý quốc tế? Phân tích những trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý.

1.Khái niệm

TNPLQT là tổng thể các nguyên tắc và QPPLQT , điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể LQT (chủ yếu giữa các quốc gia) do vi phạm luật quốc tế (hoặc trong trường hợp thực hiện các hành vi mà luật không cấm) gây thiệt hại cho chủ thể khác phải có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại. Trong những TH xác định, chủ thể gây thiệt hại có thể bị gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở LQT do bên bị hại hoặc các chủ thể khác của LQT thực hiện.

2.Phân loại

-Căn cứ vào cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm:

+Trách nhiệm pháp lý chủ quan

+Trách nhiệm pháp lý khách quan

-Căn cứ vào tính chất trách nhiệm

+Trách nhiệm vật chất

+Trách nhiệm phi vật chất

3.Phân tích những trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý

-Khi có sự đồng ý của các cơ quan hữu quan

-Tự vệ chính đáng: ko làm phát sinh tráh nhiệm pháp lý quốc tế nếu nó đc tiến hành phù hợp với HC LHQ.

+Trả đũa hợp pháp: nếu quốc gia thực hiện việc trả đũa trên cơ sở nguyên tắc vừa mức thì quốc gia thực hiện việc trả đũa được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

+Trường hợp bất khả kháng: TNPL không đặt ra nếu hành vi xảy ra đó là vượt quá khả năng của quốc gia hoặc nằm ngoài vòng kiểm soát của nó.

+Do thảm họa, tình thế cấp thiết. quốc gia hoàn toàn không có khả năng thê hiện ý chí của mình về việc thay đổi tình thế.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here