Công Pháp và Tư Pháp (Phần 1)

0
6133
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11. Nêu định nghĩa luật ngoại giao và lãnh sự. Phân tích các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự.

  1. Định nghĩa

Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và QPPL quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng các thành viên của các cơ quan này đồng thời cũng điều chỉnh các vấn đè về quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quốc tế lên chính phủ cùng thành viên của nó.

  1. Các nguyên tắc

– Bình đẳng không phân biệt đối xử -> đặc trưng của luật ngọai giao và lãnh sự : quan hệ ngọai giao và lãnh sự phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện của các quốc gia, không được phân biệt đối xử ( diện tích, dân số, kinh tế ) -> được cụ thể hóa trong nghi thức lễ tân ( ví dụ việc xếp chỗ ngồi, nghi thức đón tíêp )

– Tôn trọng quyền ưu đãi miễn trừ ngọai giao -> nhằm đạt mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chức năng đại diện cho quốc gia trong các quan hệ quốc tế của nhân viên ngọai giao -> nghĩa vụ của quốc gia sở tại. Không được lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao -> nghĩa vụ cho các đối tượng được thụ hưởng quyền ( cơ quan ngọai giao, lãnh sự, nhân viên ngọai giao thậm chí người thân trong gia đình của họ ) -> do quyền này là dành cho quốc gia chứ không phải cá nhân.

– Tôn trọng phápluật và phong tục tập quán của nước sở tại -> phải phù hợp với pháp luật của quốc gia cử đại diện, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của quốc gia sở tại : điều kiện để duy trì và phát triển quan hệ giữa các quốc gia -> cần có sự am hiểu nhất định về tập quán, phong tục

– Thỏa thuận -> không có quốc gia nào được áp đặt ý chi của mình lên quốc gia khác. đặc trưng của luật quốc tế: luật ngọai giao và lãnh sự cũng phại dựa trên nguyên tắc này -> cụ thể hóa qua nhiều họat động như việc thiết lập quan hệ giữa các quốc gia, việc xác định số lượng biên chế của cơ quan đại diện ngọai giao, việc bổ nhiệm người đứng đầu của cơ quan đại diện quốc gia này tại quốc gia sở tại ( cần có sự đồng ý của quốc gia sở tại ), thỏa thuận về cơ quan lãnh sự ( khu vực họat động, trụ sở chính … )

–  Có đi có lại -> có tính chất tập quán, mang tính truyền thống trong quan hệ quốc tế : quốc gia này sẽ áp dụng chế độ pháp lý, hành xử tương ứng với chế độ pháp lý, hành xử mà quốc gia sở tại áp dụng với quốc gia này -> Tính tích cực : các quốc gia sẽ thỏa thuận việc áp dụng chế độ pháp lý thuận lợi hơn các chế độ pháp lý đã có. Tính tiêu cực : là sự đáp trả, trả đũa trong quan hệ quốc tế ( ví dụ tuyên bố bất tín nhiệm, triệu hồi đại sứ về nước, cắt đứt quan hệ ngọai giao ) -> bình đẳng về chủ quyền và quyền, nghĩa vụ.

Quảng Cáo

Câu 12. Phân biệt cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự

Khái niệm:

  • Cơ quan quan hệ ngoại giao của Nhà nước là cơ quan do nhà nước lập ra để duy trì mqh chính thức của nhà nước đó với các quốc gia khác, với các tổ chức quốc tế hoặc các chủ thể khác của LQT.
  • Cơ quan lãnh sự là 1 cơ quan quan hệ đối ngoại của 1 nước đặt ở nước ngoài nhằm thực hiện các chức năng lãnh sự trong 1 khu vực lãnh thổ của nước tiếp nhận trên cơ sở thoả thuận giữa 2 quốc gia hữu quan.

So sánh:

Tiêu chí Cơ quan ngoại giao Cơ quan lãnh sự
Chức năng Mang tính chất chính trị, vĩ mô Về vấn đề dân sự, hành chính, ở mức vi mô
Quan hệ Tính chất đại diện, chính trị Tính chất hành chính-pháp lí quốc tế. Quan hệ ngoại giao nếu bị cắt đứt thì quan hệ lãnh sự vẫn tồn tại ở 1 hoặc nhiều nơi
Số lượng  Chỉ có 1 cq Có 1 hoặc nhiều
Phạm vi thực hiện chức năng Toàn lãnh thổ Trong 1 khu vực, lãnh thổ nhất định
Quyền ưu đãi miễn trừ Rộng hơn, tuyệt đối hơn Phạm vi hẹp hơn trong dân sự, hành chính

Câu 13. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là gì? Trình bày nội dung quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao.

Trong LQT, quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi đặc biệt mà nước nhận đại diện dành cho cơ quan ĐDNG và thành viên của cơ quan này đóng tại nước mình trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan ĐDNG và thành viên của cơ quan này hoàn thành một cách có hiệu quả chức năng của họ.

Nội dung:

-Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở: Trụ sở của CQĐDNG là bất khả xâm phạm. Viên chức của nước sở tại ko đc quyền vào đó nếu ko được sự đồng ý của người đứng đầu CQĐDNG. Trụ sử, tài sản trong trụ sở ko thể bị tịch thu, khám xét, trưng dụng.

-Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ và lưu trữ tài liệu. Quy định này đc áp dụng ngay cả khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.

-Quyền miễn thuế và lệ phí: được miễn các loại thuế và phí cho trụ sở của mình trừ các loại phí phải trả cho dịch vụ cụ thể

-Quyền tự do TTLL: khi quan hệ với CP nước mình và vs CQĐDNG, cơ quan lãnh sự khác tại bất cứ nơi nào, cơ quan đại diện ngoại giao có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc hợp pháp kể cả các điện tín bằng mật mã hoặc bằng số liệu.

-Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao. Tất cả các bưu phẩm và thư tín ngoại giao cần được niêm phong

-Quyền treo quốc kì, quốc huy. CQĐDNG có quyền treo quốc kì, quốc huy tại trụ sở của mình, kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu CQĐDNG.

Câu 14. Luật tổ chức quốc tế là gì? Phân tích các nguyên tắc của Luật tổ chức quốc tế

  1. Định nghĩa:

Luật tổ chức quốc tế là một ngành luật độc lập của hệ thống pháp luật quốc tế. Sự hình thành và phát triển của luật tổ chức quốc tế gắn liền với quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế mang tính chất liên quốc gia.

  1. Các NTCB:

-Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên. Đây là NTCB trong quan hệ giữa các thành viên khi tham gia tổ chức quốc tế. Thể hiện ở:

+Sự tự nguyện tham gia tổ chức quốc tế của các thành viên, tự nguyện rút khỏi tổ chức quốc tế.

+Các thành viên có quyền có một lá phiếu để biểu quyết quyết định các vấn đề trong khuôn khổ các cơ quan của tổ chức quốc tế, trừ 1 số ngoại lệ. Khi biểu quyết các thành viên ko chịu sự chi phối bởi ý chí của bất kì thành viên hoặc chủ thể nào khác của LQT

+Sự bình đẳng còn thể hiện ở sự bằng nhau về số lượng các thành viên tham gia các phiên họp hay việc sắp xếp chỗ ngồi của các đại diện quốc gia.

-Nguyên tắc tôn trọng quyền năng độc lập của tổ chức quốc tế trong quan hệ với các thành viên và các chủ thể khác của LQT. Đây là nguyên tắc thể hirnj tính đặc thù của mqh giữa tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên.

+Quyền năng chủ thể LQT mà các tổ chức có được hoàn toàn dựa trên cơ sở quốc gia thành viên tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế để duy trì hoạt động của tổ chức.

+Để hoạt động có hiệu quả, quyền năng chủ thể  LQT của các tổ chức quốc tế phải độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên. Với tư cách thành viên, quốc gia phải tôn trọng quyền năng độc lập của các tổ chức quốc tế.

+Các quốc gia thành viê phải tuân thủ đầy đủ các quy chế và các nghĩa vụ mà tổ chức quốc tế quy định, kể cả các cơ chế giám sát thi hành nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong khuôn khổ tổ chức quốc tế.

+Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự độc lập và sự hiệu quả hoạt động của tổ chức quốc tế với tư cách chủ thể độc lập của LQT.

Câu 15. Phân tích quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể LQT riêng biệt. Tính riêng biệt thể hiện ở:

-Quyền năng của tổ chức quốc tế độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên. Điều này đảm bảo tổ chức quốc tế thực hiện hiệu quả hoạt động trong thẩm quyền chức năng của mình.

-Khác với quốc gia, tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể LQT không phải căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có là chủ quyền mà do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên trao cho tổ chức quốc tế. Số lượng các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế  khác nhau.QG có thể tham gia bất kì ĐƯQT nào cuất phát từ lợi ích QG. Còn tổ chức quốc tế chỉ đc tham gia trong phạm vi quyền hạn các thành viên trao cho.

-Phạm vi quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế được xác định cụ thể trong điều lệ của chính tổ chức đó. Khác vs quốc gia có quyền năng chủ thể đầy đủ, tổ chức quốc tế chỉ có quyền năng chủ thể hạn chế.

-Quyền năng chủ thể LQT của các tổ chức khác nhau sẽ  khác nhau.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here