Tổ chức Tòa Án – Viện kiểm sát – CƠ QUAN BỔ TRỢ TƯ PHÁP

0
2734
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


CÂU 6: KHÁI NIỆM CÔNG CHỨNG. TRÌNH BÀY CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG CHỨNG VIÊN

  • Công chứng là việc công chứng viên của 1 tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính hợp pháp , tính xác thực cuả hợp đồng , của giao dịch dân sự bằng văn bản. xác nhận tính chính xác, hợp pháp không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ ( văn bản tiếng việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại) mà theo quy định của pháp luật thì phải công chứng hoặc tổ chức, cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng
  • Những người có đủ tiêu chuẩn heo quy định của pháp luật sẽ được bộ trưởng bộ tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên

+ công dân việt nam

+ có bằng cử nhân luật

+ có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên

+tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng

+ đạt yêu cầu kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng

+ có sức khỏe

Quảng Cáo

CÂU 7: KHÁI NIỆM ĐẤU GIÁ TÀI SẢN . TRÌNH BÀY TRÌNH TỰ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

  • Khái niệm đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên và có từ 2 người trở lên tham gia theo nguyên tắc , trình tự , thủ tục do pháp luật quy định
  • Trình tự bán đấu giá tài sản:
  1. a) Mở đầu cuộc bán đấu giá tài sản, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc; thông báo nội quy của cuộc bán đấu giá tài sản; công bố danh sách người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; giới thiệu từng tài sản bán đấu giá; nhắc lại giá khởi điểm; thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá (nếu có); trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá;
  2. b) Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, đấu giá viên thông báo công khai về giá đã trả cho người người tham gia đấu giá tài sản;
  3. c) Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản bán đấu giá. Sau khi đấu giá viên công bố, người mua được tài sản bán đấu giá được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.

Trong trường hợp giá cả cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá tài sản coi như không thành.

Trong trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu, nếu có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất, thì đấu giá viên tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá. Nếu không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá.

(trích điều 34, Nghị định 17/2010/NĐ-CP Về bán đấu giá tài sản)

CÂU 8: ANH HÃY TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

  • Chức năng:

+ là cơ quan xét xử của nhà nước, thực hiện quyền tư pháp

+ tòa án nhân dân xét xử vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình , vụ án liên quan đến kinh doanh và thương mại , vụ án liên quan đến lao động, vụ án hành chính

  • Nhiệm vụ của tòa án

+bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ nhà nước , lợi ích nhà nước , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức và cá nhân

+ góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành pháp luật, giáo dục, tôn trọng những quy tắc chung của cuộc sống, xã hội

  • Quy phạm pháp luật
  • Quy phạm đạo đức
  • Quy phạm tín ngưỡng tôn giáo
  • Quy phạm trong gia đình

+ giáo dục công dân phòng chống tội phạm , phòng chống các hành vi phạm pháp

CÂU 9: HÃY TRÌNH BÀY NHIỆM VỤ VÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

  • Nhiệm vụ của tòa án nhân dân tối cao

+ Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nhà nước CHXHCN VN

+Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án của tòa án nhân dân cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị

+Giám đốc việc xét xử của các tòa án khác, bản chất là tòa án tối cao kiểm tra việc xét xử của tòa án nhân dân cấp dưới qua đó để tổng kết kinh nghiệm, góp phần bổ sung, xây dựng hoàn thiện, ban hành các quy phạm liên quan đến việc xét xử

+Tổng kết thực tiễn xét xử để bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử và phát triển án lệ

  • Thẩm quyền của tòa án nhân dân tối cao

+ phúc thẩm những vụ án mà bản án , quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị

+ giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng

+ giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật

CÂU 10: HÃY TRÌNH BÀY CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

  • Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao bao gồm chánh án nhân dân tối cao, phó chánh án tòa án nhân dân tối cao là các thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao và các thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao. Số lượng không quá 17 người và không dưới 13 người
  • Bộ máy giúp việc bao gồm các vụ và các đơn vị tương ứng
  • Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của tòa án nhân dân tối cao

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here