Tổ chức Tòa Án – Viện kiểm sát – CƠ QUAN BỔ TRỢ TƯ PHÁP

0
2749
Tổ chức Tòa Án - Viện kiểm sát - CƠ QUAN BỔ TRỢ TƯ PHÁP
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


ĐỀ CƯƠNG TỔ CHỨC TÒA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

VÀ CƠ QUAN BỔ TRỢ TƯ PHÁP

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tâm Lý Học

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: ĐỀ CƯƠNG TỔ CHỨC TÒA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ CƠ QUAN BỔ TRỢ TƯ PHÁP

CÂU 1: TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC BỔ NHIỆM THẨM PHÁN VÀ BẦU HỘI THẨM

  • Thẩm phán là người xét xử các vụ án, nếu đủ điều kiện sau thì sẽ được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử

+ tối thẩm phán phải là công dân VN

+ có trình độ cử nhân luật trở lên

+ được đào tạo nghiệp vụ xét xử

+ có thời gian công tác thực tiến pháp luật ít nhất 5 năm

+ có sức khỏe, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ

+ một nhiệm kì kéo dài 5 năm, nếu bổ nhiệm lại thì nhiệm kì tiếp theo sẽ kéo dài 10 năm

Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán đảm bảo cho nhà nước chọn được người có đủ điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức pháp lí thực hiện chức năng xét xử của tòa án , thẩm phán được bổ nhiệm sẽ an tâm công tác , có điều kiện tích lũy kinh nghiệm xét xử , nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cá nhân , đảm bảo được nguyên tắc khi xét xử.

  • Hội thẩm nhân dân là những người lao động, học tập, sinh sống gần gũi với cuộc sông của nhân dân. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án theo phân công của chánh án , người được bầu là hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân do hội đồng nhân dan bầu

CÂU 2: TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:

  • Khi xét xử thì thẩm phán và hội thẩm chỉ căn cứ vào chứng cứ và các quy phạm pháp luật để giải quyết, sau đó đưa ra bản án xét xử
  • Không có 1 cơ quan nhà nước nào được can thiệp vào việc xét xử của tòa án
  • Hoạt động xét xử của tòa án không lệ thuộc vào ý kiến của các cơ quan điều tra, của viện kiểm sát
  • Trong mối quan hệ giữa tòa án nhân dân cấp trên và tòa án nhân dân cấp dưới thì tòa án nhân dân cấp trên chỉ hướng dẫn tòa án nhân dân cấp dưới về đường lối xét xử, áp dụng nhất quán pháp luật , tòa án cấp trên không được quyết định trước chủ trương xét xử 1 vụ án cụ thể để buộc tòa án cấp dưới phải tuân theo
  • Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt ché với nhau. Độc lập là điều kiện cần để cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử chỉ tuân theo pháp luật
  • Tuân theo pháp luật là cơ sở để khi xét xử thẩm phán với hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
  • Nếu xét xử độc lập nhưng không tuân theo pháp luật sẽ dẫn đến xét xử tùy tiện, vụ án oan sai

CÂU 3: TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC TÒA ÁN XÉT XỬ TẬP THỂ VÀ QUYẾT ĐỊNH THEO ĐA SỐ , NGUYÊN TẮC TÒA ÁN XÉT XỬ CÔNG KHAI

  • Theo luật định thì hội đồng xét xử sơ thẩm của các tòa án địa phương bao gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm, trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử co 2 thẩm phán và 3 hội thẩm. tòa chuyên trách tòa án tối cao xét xử thì hội đồng xét xử là 3 thẩm phán và hai hội thẩm,. hội đồng xét xủ phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, trường hợp đặc biệc có them 2 hội thẩm nhân dân
  • Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm tòa chuyên trách tòa án nhân dân tối cao hoặc tòa án quân sự trung ương gồm có 3 thẩm phán . nếu ủy ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì số thành viên tham gia xét xử chiếm 2/3 tổng số thành viên của ủy ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán
  • Nguyên tắc này phát huy được trí tuệ tập thể và đảm bảo cho việc xét xử của tòa án thận trọng , khách quan, toàn diện , chống đọc đoán. Hội đồng xét xử làm việc tập thể và chịu trách nhiệm trước những phán quyết của mình . mọi thành viên hội đồng xét xử ngang quyền nhau khi giải quyết  những phát sinh tại phiên tòa. Khi quyết định bản án bằng biểu quyết theo đa số từng vấn đề một .trong hội đồng xét xử sơ thẩm, thẩm phán biểu quyết sau cùng . người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án

CÂU 4: KHÁI NIỆM THẨM PHÁN TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN

  • Khái niệm: thẩm phán là những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại 1 phiên tòa. Thẩm phán giữ vai trò chủ tọa tại các phiên tòa. Thẩm phán tòa án nhân dân bao gồm thẩm phán tối cao, cấp cao, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp
  • Đặc điểm hoạt động của thẩm phán

+ là 1 hoạt động công cụ thông qua việc áp dụng, dựa vào pháp luật để tác động đến mối quan hệ phát sinh giữa người với người

+ chỉ có thẩm phán mới có quyền nhân danh nhà nước để đưa ra các bản án nhằm mục đích thực thi pháp luật , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức , nhà nước, xã hội ( đại diện cho nhà nước, vì lợi ích của nhà nước)

+đây là 1 nghề trực tiếp tiếp xúc với con người trên 2 phương diện là sinh mệnh chính trị và pháp luật

+ thẩm phán là 1 nghề có mục đích nhận thức đối tượng và mục đích biến đổi đối tượng

CÂU 5: KHÁI NIỆM LUẬT SƯ, TRÌNH BÀY CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH LUẬT SƯ

  • Khái niệm: luật sư là những người có đủ tiêu chuẩn và điều kiên để hành nghề theo quy định của pháp luật , thực hiện dịch vụ pháp lí theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức , cơ quan ( khách hàng)
  • Tiêu chuẩn để trở thành luật sư:

+ là công dân Việt Nam

+ có bằng cử nhân luật

+ đã được đào tạo nghề luật sư

+đã có thời gian tập sự hành nghề luật sư

+Có sức khỏ, đạo đức, phẩm chất tốt,…..

  • Điều kiện để trở thành luật sư

+ có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập 1 đoàn luật sư

+ được đào tạo nghề luật sư : những người có bằng cử nhân luật tham gia khóa đào tạo luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư . thời gian đào tạo 12 tháng., kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư

+ tập sự hành nghề luật sư: thời gian tập sự 12 tháng. Tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư , dưới sự chỉ dẫn của 1 luật sư có ít nhất 3 năm kinh nghiệm

+ cấp chứng chỉ hành nghề tập luạt sư

+ gia nhập đoàn luật sư : người có chứng chỉ luật sư có quyền lựa chọn 1 đoàn luật sư để hành nghề

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here