Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

0
3938
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ


Câu 26: Trách nhiệm của thuyền trưởng về hộ tịch tàu biển?

  1. Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của tàu biển, 2 người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và các sự kiện có liên quan; bảo quản thi thể, lập bản kê và bảo quản tài sản của người chết để lại trên tàu biển.
  2. Thông báo về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và chuyển di chúc, bản kê tài sản của người chết cho cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ở cảng VN đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan đại diện của VN nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng biển nước ngoài.
  3. Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của thân nhân người chết, thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ chức mai táng. Mọi chi phí liên quan đến việc mai táng được thanh toán theo quy định của pháp luật.

Câu 27: Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt giữ người trên tàu biển?

  1. Khi phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên tàu biển khi tàu đã rời cảng, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây:
  2. Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã; giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
  3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  4. Bảo vệ chứng cứ và tùy theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người bị bắt, giữ và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng VN đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ VN gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của VN nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.
  5. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hóa vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang chuẩn bị phạm tội, người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã trên tàu biển tại 1 phòng riêng.

Câu 28: Quyền hạn chủ yếu thuyền trưởng theo BLHHVN?

  1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển.
  2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký.
  3. Không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
  4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
  5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.
  6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.
  7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được.
  8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu.
  9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thỏa thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.

Câu 29: Phân hạng chức danh sỹ quan tàu biển?

  • Theo quy định của CƯ STCW 78/2010 thì thuyền viên đc chia thành các mức trách nhiệm:
  • Mức quản lý: là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc phân công làm việc với chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng và máy hai trên các tàu hoạt động tuyến quốc tế và đảm bảo rằng mọi chức năng trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm đc giao thực hiện 1 cách chính xác và đầy đủ.
  • Mức vận hành: là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc phân công làm việc với chức danh sỹ quan trực ca boong, sỹ quan trực ca buồng máy, sỹ quan vô tuyến điện, trực tiếp duy trì các chức năng trong phạm vi trách nhiệm dưới sự chỉ dẫn của cá nhân ở mức trách nhiệm quản lý.
  • Mức trợ giúp: là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc hoàn thành các công việc, nhiệm vụ or trách nhiệm đc giao dưới sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
  • Các chức danh của thuyền viên trên tàu biển VN đc phân thành các nhóm sau:
  • Mức trách nhiệm quản lý: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai.
  • Mức trách nhiệm vận hành: sỹ quan boong, máy, điện và vô tuyến điện.
  • Mức trách nhiệm trợ giúp: các thuyền viên đảm nhận chức danh thủy thủ, thợ máy, thợ điện, phục vụ.

Câu 30: Điều kiện đối với thuyền viên để được làm việc trên tàu biển?

  1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển VN.
  2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:
  3. Là công dân VN hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển VN;
  4. Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
  5. Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
  6. Có sổ thuyền viên;
  7. Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
  8. Công dân VN có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.
  9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển VN.
  10. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển VN.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here