Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

0
3924
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ


Câu 21: Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải theo BLHHVN 2015?

  1. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
  2. Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định được tính như sau:
  3. Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ;
  4. Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại gây ra do hoạt động của tàu biển;
  5. Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải khác.
  6. Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên quan; nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thay mặt chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên quan đến các khiếu nại hàng hải đó thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực.
  7. Trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi nội thủy, lãnh hải VN để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường trú hoặc có trụ sở chính tại VN thì thời hiệu kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển VN đầu tiên, nhưng không quá 2 năm kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Câu 22: Khái niệm chung về thuyền bộ tàu biển?

Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.

  1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển VN.
  2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:
  3. Là công dân VN hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển VN;
  4. Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
  5. Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
  6. Có sổ thuyền viên;
  7. Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
  8. Công dân VN có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.
  9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển VN.
  10. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển VN.

Câu 23: Thế nào là một thuyền bộ an toàn?

Thuyền bộ an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo đủ về chức danh, số lượng người theo yêu cầu về định biên an toàn tối thiểu.
  • Đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe, độ tuổi lao động.
  • Đảm bảo có đủ khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm trên tàu, phù hợp với từng loại tàu theo quy định của pháp luật.
  • Thuyền bộ phải đc bố trí làm việc trên tàu biển sao cho phù hợp với từng chức danh và quy định của pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
  • Trước khi đc bố trí làm việc chính thức trên tàu biển, các thuyền viên phải đc huấn luyện làm quen với các trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật, làm quen với công việc trên tàu đó.

Câu 24: Địa vị pháp lý của thuyền trưởng?

  1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
  2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.
  3. Thuyền trưởng là đại diện đương nhiên của chủ tàu, chịu trách nhiệm trước chủ tàu về an toàn của toàn bộ con tàu.

Câu 25: Nghĩa vụ chủ yếu của thuyền trưởng theo BLHHVN 2015?

  1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
  2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.
  3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý.
  4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa.
  5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển.
  6. Đưa tàu biển đến cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong tình trạng khẩn cấp.
  7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ. Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
  8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.
  9. Trực tiếp điều khiển tàu biển đến, rời cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm.
  10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong trường hợp do pháp luật quy định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển.
  11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp.
  12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình.

Quảng Cáo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here