Các Vấn Đề Pháp Lý Về Tàu Biển Và Thuyền Bộ Tàu Biển

0
3938
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ


Câu 16: Tính chất pháp lý về các giấy chứng nhận do Cục Hàng hải cấp cho tàu biển?

  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển: Giấy này đồng thời là giấy chứng nhận quốc tịch của tàu biển, cũng như xác định địa vị pháp lý của tàu đối với quốc gia mà tàu mang cờ. Giấy này có giá trị kể từ khi nó đc cấp và ghi vào trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia cho đến khi nó bị xóa đăng ký.
  • Giấy phép đi biển: Căn cứ vào các điều kiện bảo đảm an toàn khi đi biển như tiêu chuẩn kỹ thuật của tàu biển, biên chế thuyền viên, bằng cấp chuyên môn của thuyền viên, vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động và các giấy chứng nhận cấp cho tàu về các lĩnh vực liên quan phải đầy đủ và đúng quy định của quốc gia mà tàu mang cờ cũng như luật pháp quốc tế do các cơ quan có thẩm quyền cấp như cơ quan đăng kiểm tàu biển, y tế, kiểm dịch, … cấp cho tàu. Căn cứ vào tình trạng và các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cho phép tàu hoạt động ở phạm vi nào, đc chở những loại hàng gì… Giấy này có giá trị phụ thuộc vào thời hạn của các giấy chứng nhận kỹ thuật khác do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu, khi hết hạn phải đc kiểm tra và cấp giấy mới. Giấy này chỉ đc sử dụng đối với tàu biển VN và các cảng VN.
  • Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu: là mức mà mỗi con tàu khi hành hải đều phải đảm bảo sao cho mỗi bộ phận phải có số lượng và trình độ chuyên môn tối thiểu thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khi đưa vào sử dụng căn cứ vào cấp tàu, loại tàu, phạm vi hoạt động. Đối với các loại tàu chuyên dùng như dầu khí hóa lỏng… mức định biên có thể đc điều chỉnh cho phù hợp.

Câu 17: Các giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu biển?

  • Giấy chứng nhận khả năng đi biển: chứng nhận về khả năng đi biển về mặt kỹ thuật của tàu, có thời hạn tuỳ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của tàu. Giấy này chỉ sử dụng đối với tàu biển VN và các cảng VN. Hết hạn, tàu phải kiểm tra đánh giá để cấp lại (12 tháng).
  • Giấy chứng nhận cấp tàu: phân cấp tàu nhằm mục đích xác nhận tàu đã thoả mãn quy định của Quy phạm phân cấp và đóng tàu. Có hiệu lực không quá 5 năm và phải đc xác nhận kiểm tra hàng năm or trung gian.
  • Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế: được cấp theo quy định của CƯ Loadline 1966 nhằm xác định chiều chìm trọng tải của tàu để đảm bảo an toàn cho tàu. Giấy này không áp dụng cho tàu quân sự, tàu có dung tích dưới 150 GT và tàu cá. Có hiệu lực trong 5 năm và phải xác nhận tại các đợt kiểm tra hàng năm (có thể trước hoặc sau 3 tháng).
  • Giấy chứng nhận dung tích tàu: được cấp theo quy định của CƯ Tonnage 1969 sau khi cơ quan đăng kiểm kiểm tra tổng dung tích và dung tích có ích; để làm cơ sở tính một số loại phí như cảng phí, hoa tiêu, lai dắt… Có hiệu lực từ khi được cấp cho đến khi tàu chuyển cờ, thay tên, đổi chủ, hoán cải và không phải xác nhận lại tại bất kỳ 1 đợt kiểm tra nào.
  • Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng: được cấp theo quy định của CƯ Solas 1974 nhằm đảm bảo an toàn cho tàu hàng khi khai thác như trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả, hàng hải, tránh va, cứu thủng và kèm theo giấy chứng nhận này phải có danh mục trang thiết bị của giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng. Có hiệu lực trong 5 năm và kiểm tra lại hàng năm (trước hoặc sau 3 tháng).
  • Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng: được cấp theo yêu cầu của CƯ Solas 1974, chứng nhận tàu thoả mãn các yêu cầu về kết cấu của tàu như thân tàu, thiết bị động lực. Có hiệu lực trong 5 năm và kiểm tra bắt buộc hàng năm (trước sau 3 tháng). Trong mọi trường hợp giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng không được phép gia hạn.
  • Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng: có hiệu lực trong 5 năm và kiểm tra bắt buộc hàng năm (trước sau 3 tháng). Thiết bị vô tuyến điện tàu hàng bao gồm cả thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh phù hợp với vùng hoạt động quy định của hệ thống GMDSS.
  • Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh hàng hải: được cấp sau khi tàu hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra định kỳ tàu và thuyền viên thoả mãn các yêu cầu của CƯ Solas 74 và bộ luật an ninh tàu và bến cảng. Có hiệu lực trong 5 năm và phải được xác nhận tại các đợt kiểm tra trung gian.
  • Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu do tàu gây ra: được cấp sau khi tàu hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra định kỳ thoả mãn các yêu cầu của CƯ Marpol 73/78. Có hiệu lực trong 5 năm và phải được xác nhận tại các đợt kiểm tra trung gian, hàng năm và đột xuất. Kèm theo phải có nhật ký dầu ghi nhận kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ tàu.
  • Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra: được cấp sau khi tàu hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra định kỳ thoả mãn các yêu cầu của cư Marpol 73/78. Có hiệu lực trong 5 năm và phải được xác nhận tại các đợt kiểm tra trung gian, hàng năm và đột xuất. Kèm theo phải có phụ bản ghi nhận kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu.

Câu 18: Các tài liệu, giấy tờ do tàu lập ra?

  • Danh sách thuyền viên: trong quá trình khai thác tàu, căn cứ vào Sổ đăng ký thuyền viên và số thuyền viên trên tàu mà thuyền trưởng lập danh sách thuyền viên. Thường có nội dung như STT, họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, quốc tịch, số hộ chiếu, nơi sinh… Có giá trị khi tàu làm thủ tục ra vào cảng.
  • Sổ nhật ký tàu: do cơ quan quản lý tàu tàu lập ra và được ghi hàng ngày do các sỹ quan của bộ phận boong trực ca ghi và Thuyền trưởng ký xác nhận. Được ghi liên tục kể cả thời gian tàu sửa chữa cũng như tàu không chạy biển. Nội dung ghi có thể là công tác làm điều động, làm hàng, cấp nhiên liệu, làm thủ tục, trạng thái mặt biển, thời tiết, cấp sóng, dòng chảy, hướng tàu, hướng la bàn… khi ghi trong nhật ký cần phải ghi đầy đủ, cụ thể, chính xác và liên tục. Đây là bằng chứng quan trọng khi có tranh chấp xảy ra hay khi lập kháng nghị hàng hải và khi bỏ tàu phải mang theo.
  • Nhật ký máy: ghi lại mọi hoạt động của các loại máy như máy chính, máy phụ, nhiên liệu, các thông số kỹ thuật, các sự cố và biện pháp xử lý, các mệnh lệnh từ buồng lái… do sỹ quan máy trực ca ghi và máy trưởng ký xác nhận. Đây là bằng chứng quan trọng để xác định các tình huống liên quan đến các sự cố hàng hải và bổ sung cho nhật ký tàu.
  • Nhật ký vô tuyến điện: Do sỹ quan vô tuyến điện ghi và thuyền trưởng ký xác nhận, trong đó có sổ điện thu, sổ điện phát, thu thời tiết…
  • Nhật ký dầu: theo quy định của Marpol 73/78 thì các tàu phải ghi chép các công việc liên quan đến việc nhận dầu, thải dầu cặn hoặc nước có chứa dầu như ghi thời gian, toạ độ thải, tốc độ khi thải… sổ này do sỹ quan máy ghi và Thuyền trưởng ký xác nhận.
  • Nhật ký điều động: ghi thời gian các lệnh điều động tàu và sẽ do sỹ quan boong ghi và thuyền trưởng ký xác nhận…

Ngoài ra, trên tàu còn có các loại nhật ký theo quy định như: nhật ký thuỷ thủ trực ca, nhật ký sử dụng rada, nhật ký theo dõi hầm hàng, nhật ký độ sai la bàn chuẩn, nhật kí khách lên tàu, sổ lệnh…

Câu 19: Quyền cầm giữ hàng hải theo BLHHVN 2015?

  • Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.
  • Khiếu nại hàng hải là việc 1 bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
  • Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.
  • Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
  • Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
  • Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Câu 20: Các khiếu nại phát sinh quyền cầm giữ hàng hải theo BLHHVN 2015?

  1. Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.
  2. Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
  3. Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.
  4. Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.
  5. Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here