Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ

0
2736
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21. Các khiếu nại phát sinh quyền cầm giữ hàng hải theo bộ luật hàng hải VN

  1. Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.
  2. Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
  3. Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.
  4. Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.
  5. Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.

Câu 22. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải theo bộ luật hàng hải VN 2015

  1. Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
  2. Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
  3. a) Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ;
  4. b) Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại gây ra do hoạt động của tàu biển;
  5. c) Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải khác.
  6. Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên quan; nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thay mặt chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên quan đến các khiếu nại hàng hải đó thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực.
  7. Trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam thì thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Câu 23. Khái niệm chung về thuyền bộ tàu biển

Theo điều 50 bộ luật hàng hải VN 2015 thì Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.

Câu 24.  Thế nào là 1 thuyền bộ an toàn

  • Một thuyền bộ an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ đảm bảo về chức danh, số lượng người theo yêu cầu về định biên an toàn tối thiểu

+ đảm bảo đầy đủ điều kiện về sức khỏe , đọ tuổi lao động

+ đảm bảo đầy đủ khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp về chức danh đảm nhiệm trên tàu , phù hợp với từng loại tàu theo quy định của PL

+ thuyền bộ phải được bố trí làm việc chính thức trên tàu biển sao cho phù hợp với từng chức danh và quy định của PL về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

+ trước khi được bố trí làm việc chính thức trên tàu biển , các thuyền viên phải được huấn luyện làm quen với các trang thiết bị máy móc., phương tiện lĩ thuật , quen với công việc trên tàu đó

Quảng Cáo

Câu 25. Địa vị pháp lí của thuyền trưởng

  1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
  2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here