Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ

0
2740
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16. Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển. các mặt đăng kiểm của tàu biển để cấp giấy chứng nhận cho tàu biển.

– trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển

  1. Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  2. Tổ chức đăng kiểm khi thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá.
  • Các mặt kiểm định của đăng kiểm để cấp giấy chứng nhận cho tàu biển:

+ thẩm quyền thiết kế tàu biển

+ kiểm tra/ chứng nhận vật liệu, trang thiết bị lắp đặt trên tàu

+ kiểm tra, duy trì cấp tàu trong quá trình khai thác

+ kiểm tra, giám sát trong quá trình đóng mới

+ phân cấp tàu và xuất bản sổ đăng kí kĩ thuật tàu biển

Quảng Cáo

+ đánh giá, chứng nhận theo luật/ công ước quốc tế

+ đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lí an toàn

+ đánh giá, chứng nhận hệ thống an ninh tàu biển

Câu 17. Tính chất pháp lí về giấy chứng nhận do cục hàng hải cấp cho tàu biển.

  • Những giấy tờ do cục hàng hải cấp:

+ giấy chứng nhận đăng kí tàu biển : giấy này đồng thời là giấy chứng nhận quốc tịch tàu biển , cũng như xác định giá trị pháp lí của tàu đối với quốc gia mà tàu mang cờ. giấy này có giá trị kể từ khi nó được cấp và ghi trong sổ đăng kí tàu biển quốc gia cho đến khi nó bị xóa đăng kí

+ giấy phép đi biển: căn cứ vào các điều kiện đảm bảo an toàn khi đi biển như tiêu chuẩn kĩ thuật của tàu biển , biên chế thuyền viên , bằng cấp chuyên môn của thuyền viên , vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động và các giấy chứng nhận cấp cho tàu về các lĩnh vực liên quan phải đầy đủ và đúng quy định của quốc gia mà tàu mang cờ cũng như pháp luật quốc tế do các cơ quan có thẩm quyền cấp như cơ quan đăng kiểm tàu biển , y tế, kiểm dịch , thông tin liên lạc.. cấp cho tàu. Căn cứ vào tình trạng và các giấy tờ hợp lệ , cơ quan có thẩm quyền cho phép tàu hoạt động ở phạm vi nào , được chở những loại hàng gì… giấy này có giá trị phụ thuộc vào thời hạn của các giấy chứng nhận kĩ thuật khác do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu, khi hết hạn phải được kiểm tra và cấp giấy mới . giấy này chỉ sử dụng đối với tàu biển VN và các cảng VN

+ giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu: là mức mà con tàu khi hành hải đều phải đảm bảo mỗi bộ phận phải có số lượng và trình độ chuyên môn tối thiểu thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khi đưa vào sử dụng căn cứ vào cấp tàu, loại tàu, phạm vi hoạt động. đối với các loại tàu chuyên dùng như dầu khí hóa lỏng .. mức định biên có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Câu 18. Các giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu biển

  • Các giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu như: giấy chứng nhận khả năng đi biển, giấy chứng nhận cấp tàu , giấy chứng nhận mạn khô tối thiểu, giấy chứng nhận dung tích tàu, giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng, giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng,giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng

+ giấy chứng nhận khả năng đi biển: giấy này là bằng chứng chứng nhận về khả năng đi biển về mặt kĩ thuật của tàu, có thời hạn tùy thuộc vào tình trạng kĩ thuật của tàu , cơ quan đăng kiểm căn cứ vào tình trạng đó mà cấp giấy chứng nhận. hiệu lực của giấy chứng nhận này căn cứ vào các giấy chứng nhận khác do cơ quan đăng kiểm cấp, hiệu lực của giấy bằng với hiệu lực của giấy có hiệu lực ngắn nhất . hết hạn tàu phải kiểm tra đánh giá để cấp lại. trường hợp tàu bị nạn, hư hỏng nặng thì giấy này đương nhiên mất hiệu lực.

+ giấy chứng nhận mạn khô quốc tế: giấy này được cấp theo quy định của công ước Loadline 1966 nhằm xác định chiều chìm trọng tải của tàu để đảm bảo an toàn cho tàu. Theo quy định của công ước , tàu phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật sao cho tàu phải luôn dự trũ lượng lực nổi đầy đủ ở mọi trạng thái khai thác của tàu. Giấy này không áp dụng cho tàu quân sự , tàu có dung tích dưới 150 GT và tàu cá. Giấy này có hiệu lực trong 5 năm và phải xác nhận tại các  đợt kiểm tra hàng năm

+ giấy chứng nhận trang thiết bị tàu hàng : giấy này được cấp theo quy định của công ước Solas 1974 nhằm đảm bảo an toàn cho tàu hàng khi khai thác như trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, hàng hải, tránh va, cứu thủng và kèm theo giấy chứng nhận này phải có danh mục trang thiết bị của giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng. Giấy này có hiệu lực trong 5 năm và kiểm tra hàng năm

+ giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điệntàu hàng được cấp theo quy định của chương IV  Solas 74 có hiệu lực 12 tháng. Thiết bị vô tuyến điện tàu hàng bao gồm cả thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh phù hợp với vùng hoạt động quy định của hệ thống GMDSS

Câu 19. Các tài liệu , giấy tờ do tàu lập ra

Danh sách thuyền viên : trong quá trình khai thác tàu , căn cứ vào sổ đăng kí thuyền viên và số thuyền viên trên tàu mà thuyền trưởng lập danh sách thuyền viên . mẫu danh sách theo mẫu chung của IMO theo công ước Fal 1965, thông thường có nội dung như số thứ tự , họ và têm , ngày tháng năm sinh , chức danh trên tàu, quốc tịch, số hộ chiếu, nơi sinh, chức danh… giất này có giá trị khi tàu làm thủ tục ra vào cảng. ngoài danh sách thuyền viên , khi làm thủ tục tàu ra vào cảng phải làm những tờ khai thách như tờ khai tàu đến, tờ khai tàu đi, tờ khai tàu sản thuyền viên, tờ khai tài sản tàu, tờ khai đồ dự trữ , tờ khai thực phẩm , tờ khai sức khỏe thuyền viên , tờ khai an ninh

Câu 20. Quyền cầm giữ hàng hải theo Bộ luật hàng hải VN 2015

Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại điều 41 của bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải

  1. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.
  2. Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển

đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.

  1. Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
  2. Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here