Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ

0
2717
Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ
Các vấn đề pháp luật về thuyền bộ
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương các vấn đề pháp luật về thuyền bộ

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Lộ trình ôn thi Toiec đạt 750+

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương các vấn đề pháp luật về thuyền bộ

Quảng Cáo

Câu 1. Khái niệm tàu biển trong luật hàng hải

Theo định nghĩa trong mục a điều 3 công ước quốc tế về các quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển 1972- COLREG 72 thì tàu thuyền được định nghĩa như sau: tàu thuyền bao gồm các loại phương tiện vận tải trên mặt nước , kể cả các loại tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh – WIG- Carfl và thủy phi cơ được sử dụng hoặc có thể sử dụng giống như phương tiện giao thông trên mặt nước

Theo định nghĩa tại điều 13 bộ luật hàng hải Vn 2015, tàu biển được định nghĩa như sau tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng cho hoạt động trên biển . tàu biển quy định trong bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa , tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Câu 2. Định nghĩa tàu thuyền theo bộ luật hàng hải việt nam năm 2015. So sánh với bộ luật hàng hải 2005 có điểm gì mới

Theo định nghĩa tại điều 13  bộ luật hàng hải VN 2015 tàu biển được định nghĩa như sau: tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dung hoạt động trên biển, tàu biển trong bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa , tàu ngầm, tàu lặn , thủy phi cơ , kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi

So với bộ luật hàng hải VN 2005 thì tàu biển  trong bộ luật hàng hải VN 2015  hẹp hơn bao gồm cả phương tiện giao thông nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi , giàn khoan di động , ụ nôỉ

Câu 3. Phân loại tàu biển và quản lí nhà nước  về các loại tàu biển đó

Trong luật hàng hải quốc tế và trong luật hàng hải của các nước thường chia tàu biển làm 2 nhóm gồm:

+ tàu buôn là các tàu biển chuyên dung để vận chuyển hàng hóa,hành khách và hành lí, thăm dò, khai thác- chế biến tài nguyên thiên nhiên, lai dắt cứu hộ trên biển , trục vớt tài sản chìm đắm và thực hiện cả mục đích kinh tế khác

+ tàu công vụ nhà nước: là tàu biển chuyên dung để thực hiện các hoạt động đảm bảo hàng hải, khí tượng-thủy văn , thông tin-liên lạc, thanh tra, hải quan, phòng dịch, chữa cháy, hoa tiêu , huấn luyện, bảo vệ môi trường hoặc tìm kiếm cứu nạn trên biển. những tàu này thường thuộc quyền sở hữu của nhà nước , hoạt động với mục đích bảo vệ công ích và kinh phí do nhà nước cấp

theo quy định của IMO , công ước quốc tế về dung tích tàu biển , Tonnage 1969, tàu biển được phân loại theo dung tích của tàu . theo đó tàu biển được phân loại dựa trên kích thước, trọng tải của chúng và có thể phân theo vùng hoạt động. hiện nay có 1 số loại phổ biến tham gia vào các hoạt động thương mại như: tàu capsize, panama, chinamax, handymax,malaccamax, ….

Phân loại theo mục đích hoạt động , thương mại hay phi thương mại : tàu biển chuyên dùng phục vụ cho mục đích thương mại ( là các loai tàu hoạt động vì mục đích thương mại như để vận chuyển hàng hóa , hành khách và hành lí, thăm dò khai thác tài nguyên biển , lai dắt cứu hộ trên biển , trục vớt tài sản chìm đắm nhằm đem lại lợi ích kinh tế là chủ yếu) và tàu biển phi thương mại( chuyên dùng để phục vụ cho mục đích công cộng như thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn hàng hải , khí tượng thủy văn, thông tin liên lạc , thanh tra hải quan, phòng dịch…

Quản lí nhà nước về tàu biển

+ tàu quân sự, tàu ngầm .. thuộc sự quản lí của quân chủng hải quân, bộ quốc phòng

+ tàu cảnh sát biển thuộc quản lí của bộ tư lệnh cảnh sát biển VN, bộ quốc phòng

+ tàu cá, tàu kiểm ngư thuộc quản lí của Cục thủy sản , bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ tàu cứu hộ thuộc các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 1,2,3,4 bộ giao thông vận tải

Câu 4. Quốc tịch tàu biển. quyền và nghĩa vụ của tàu biển theo luật quốc tịch tàu biển

  • Quốc tịch tàu biển

+ mỗi quốc gia có biển hay không có biển đều có quyền thành lập đội tàu mang quốc tịch của mình hoạt động trên biển cả.

+ theo đó mỗi quốc gia quy định các điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc tịch của mình , các điều kiện đăng kí tàu biển trên lãnh thổ quốc gia mình và các điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được treo cờ của nước mình . các tàu thuyền mang quốc tịch của quốc gia mà chúng được phép treo cờ. cần phải có 1 quan hệ thực chất giữa quốc gia và các con tàu

+ quốc gia nào cho phép tàu treo cờ nước mình thì phải cấp cho tàu thuyền đó các tài liệu có liên quan đến mục đích đó

  • Quyền của tàu biển theo luật quốc tịch tàu biển
  • Nghĩa vục của tàu biển theo luật quốc tịch tàu biển

+ giúp đỡ bất kì ai đang gặp nguy khốn trên biển

+ hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như được thông báo những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà người ta có thể chờ đợi 1 cách hợp lí là thuyền trưởng phải xử lí như thế

+ trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va , giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn thủy thủ và hành khách của nó và trong phạm vi có thể cho chiếc tàu đó biết tên và cảng đăng kí của tàu mình , và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập bến

+ tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của 1 cơ quan thường trực về tìm kiếm và cứu trợ thích hợp và hiệu quả , để đảm bảo an toàn hàng hải và hàng không và nếu có thể thì hợp tác với những nước láng giềng của mình trong khuông khổ của những dàn xếp có tính chất khu vực  để thực hiện mục đích nói trên

+ mọi quốc gia đều thi hành các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa và trừng trị việc chuyên chở nô lệ trên các tàu được phép mang cờ của nước mình , và để ngăn ngừa việc lạm dụng sắc cờ của mình vào mục đích nói trên . mọi nô lệ ẩn náu ở trên 1 con tàu , dù con tàu này mang cờ của bất kỳ quốc gia nào cũng được tự do ngay tức khắc

+ tất cả các quốc gia hợp tác với nhau , bằng mọi khả năng của mình , để trấn áp cướp biển trên biển cả hay ở bất kì nơi nào khác không thuộc tài phán của quốc gia nào

+ nghiêm cấm buôn bán trái phép chất ma túy và các chất kích thích khác

+ không được phép phát sóng trái phép

+ mỗi tàu hoạt động trên biển đều phải được đăng kí , có tên gọi và số nhận dạng riêng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here